Ảnh minh họa
Theo đó, cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn của các bộ, ngành, địa phương và các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang các bộ, ngành, địa phương và các dự án có khả năng tốt hơn.
Tại phiên họp trực tuyến về giải ngân vốn đầu tư công với các địa phương vào giữa tháng 7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê bình nhiều bộ ngành, địa phương giải ngân vốn rất chậm. Có một số địa phương ở mức dước 20%, 7 bộ cùng cơ quan trung ương giải ngân chưa đạt 5%.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đã có các Nghị quyết của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, 7 đoàn kiểm tra đã được thành lập do lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Tài chính làm trưởng đoàn trực tiếp làm việc với các Bộ, ngành địa phương để trực tiếp nắm bắt, đôn đốc, xử lý các vướng mắc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công như: rà soát sửa đổi cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, đơn giản hóa thủ tục kiểm soát chi với nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau; rút ngắn thời gian kiểm soát thanh toán từ 7 ngày xuống còn 1 đến 3 ngày làm việc, rút ngắn thời gian rút vốn nước ngoài chỉ còn 1 ngày, tăng cường thực hiện kiểm soát chi, rút vốn và giải ngân qua hệ thống công nghệ thông tin.
T.K- Pháp luật Plus