Hàng vạn người chen lấn lễ chùa đầu năm. (Ảnh minh họa)
Còn đó những ngôi chùa không chỉ trong ký ức
Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Cũng có những người đi lễ chỉ để tìm những giây phút bình yên, xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Nhưng nhìn chung, khi đến cửa Phật, cửa Thánh, hòa vào dòng người hành lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản. Đó là sự thanh khiết của kiếp người ý nghĩa. Lắng nghe lòng mình sâu hơn và trung thực với chính mình.
Trong khi đó, ngày nay, người người phải đến chùa to, nổi tiếng để cầu xin, cả biển người chen chúc nhau, người nọ vái người kia chứ không phải vái Phật. Các chuyên gia văn hóa cho rằng, có một ngôi chùa lớn nhất, chính là ngôi chùa từ tâm mình. Tại sao chúng ta cứ nhất định phải chen chúc đổ xô đến những ngôi chùa lớn mà không đi những ngôi chùa ngay gần nhà mình?
Người đến viếng cảnh chùa, lòng không rửa mà trong, thân không cánh mà nhẹ, ngồi tựa bóng cây đón mát, tưởng chừng mình đã xa lánh hẳn cõi trần tục”. “Đất Vua chùa Làng phong cảnh Bụt” một câu nói xưa như ca dao tục ngữ là minh chứng cho sự gắn bó của ngôi chùa trong tâm thức người Việt. Nhắc đến những ngôi cổ tự linh thiêng không thể bỏ qua chùa Dâu Bắc Ninh, ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt. Nằm bên dòng sông Cầu chảy hiền hòa, ngày qua ngày ngôi chùa cứ yên bình, tĩnh lặng với hương nhang đèn, với tiếng gió tiếng lá rơi xào xạc.
Dân gian xưa có có câu “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông, cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”… Xứ Đoài đẹp trong mắt kẻ thi nhân, một vẻ đẹp truyền thống của vùng quê sơn thủy hữu tình Sơn Tây, với những phong tục tập quán mang đậm bản sắc của người Việt cổ. Đây cũng là nơi in dấu ngôi chùa Khai Nguyên cổ tự, biểu tượng và điều mà người ta nhớ khi nhắc về Sơn Tây, xứ Đoài...
Đây Hoàng Cầm, bên kia sông Đuống, đôi bờ câu quan họ giao duyên, gần gũi, mộc mạc nhưng xứ Bắc Ninh vẫn làm siêu lòng biết bao trái tim người lữ hành. Trót lỡ say, say người, say rượu, say Quan họ và say cả những nét cổ kính trong lòng cổ tự linh thiêng. Về thăm ngôi chùa Trăm Gian, cổ tự bậc nhất xứ Kinh Bắc, tìm về những giá trị xưa cũ một thời, tìm một điểm tựa bình yên cho tâm hồn được an lành, thảnh thơi.
Nằm trong trục tâm linh Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình, chùa Bà Đanh đang là cái tên được lữ khách phương xa nhắc nhiều mỗi dịp ghé thăm Hà Nam. Không như chùa Tam Chúc đồ sộ, bề thế, cũng chưa được đầu tư xây dựng như Địa Tạng nhưng chùa Bà Đanh vẫn có sức hút đến kì lạ. Vì sự tò mò về câu nói dân gian xưa, vì chiêm bái mong cầu hay đơn giản là muốn tìm cho mình một nét xưa cổ kính yên bình?
Chùa Thanh Lương, một trong những điểm tham quan, chiêm bái du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất khi đi du lịch Phú Yên. Ngoài vẻ đẹp độc đáo thì ngôi chùa này còn gắn liền với rất nhiều câu chuyện tâm linh, từ đó tạo ra sức hút đối với du khách thập phương ghé thăm mỗi khi có dịp đến với Phú Yên…
Ảnh minh họa
“Lòng thành thắp một nén hương"
Theo sách Phật giáo, Đức Phật là một con người ngộ chân lý. Người tìm ra được bản chất của những khổ đau, hạnh phúc ở đời, rồi hướng dẫn cho chúng ta thực hành những phương pháp thoát khỏi khổ đau, hướng con người chúng ta đến an lạc tạm thời và tuyệt đối.
Tôn thờ Phật giáo không phải là tôn thờ đấng siêu nhiên quyền uy nào, mà vì tưởng nhớ đến con người vĩ đại ấy đã hy sinh vì mọi người để có được bài học vô giá. Phật pháp chính là những ứng dụng cụ thể trong đời sống để mỗi người tự nhìn ra bản ngã của chính mình, hướng đến một cuộc sống chân - thiện - mỹ đích thực nơi mỗi người.
Thực tế, nhiều người tới lễ chùa cầu từ sức khỏe, tiền tài, danh vọng đến tình duyên, tiền bạc… mà không biết rằng, chốn cửa Phật linh thiêng không phải là nơi “cầu được ước thấy”.
Theo các chuyên gia tâm linh, chùa chiền là chốn linh thiêng, tách biệt với thế tục nhân gian. Triết lý của đạo Phật là giải thoát chúng sinh khỏi vòng luân hồi, nhân quả khổ ải, giúp con người nhận thức được sinh, lão, bệnh, tử, sống tốt đẹp, trung thực, không tham, sân, si, để cuộc sống tươi đẹp, có ý nghĩa, không uổng phí một kiếp người… Phật chỉ có lòng từ bi hỉ xả, chứ không có tiền bạc, vật chất để cho ai. Việc cầu phát lộc, phát tài là của cư dân nông nghiệp xưa mong thế giới thiêng liêng che chở, phù hộ để công sức cấy trồng được mưa thuận, gió hòa sẽ thu hoạch được mùa màng may mắn, bội thu.
Điều dễ nhận thấy, tháng Giêng nào cũng thế, trong số nghìn nghịt người đi cúng sao giải hạn đầu năm mới, người ta tin rằng các vì sao, các lực lượng siêu nhiên đang quản lý vận mệnh tốt, xấu, hạnh phúc, khổ đau của con người. Người ta tin rằng nếu làm hài lòng các thần linh bằng cách cúng bái thì mình sẽ được yên thân. Bỏ tiền ra cúng là để mua niềm tin, phó thác ước mơ cho thánh thần là đang đầu tư vào một năm mới bình an và thuận lợi, thành công? Với niềm tin ấy, nhà nhà giải hạn, cúng sao, lễ chùa…
Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM khẳng định, trong giáo lý nhà Phật không có sao xấu, sao tốt cũng như ngày tháng đẹp, xấu trong năm. Thầy Thích Nhật Từ nói: “Theo đạo Phật con người phải đối diện với thực tại với nỗi khổ, niềm đau, với khó khăn, thử thách. Xui hay hên, hạnh phúc hay khổ đau đều là những điều diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của con người. Nếu cúng sao có thể giải quyết vấn nạn của nhân sinh thì các tôn giáo và hệ thống nhân quả không có ý nghĩa gì nữa. Những người cúng dâng sao giải hạn là do họ thiếu hiểu biết các quy luật cuộc sống và các quy luật nhân quả.
Cho nên mua sự trấn an tâm lý tạm thời bằng việc cúng sao là không phù hợp. Tốt nhất là không nên sợ hãi những vấn đề này nữa. Số phận thất bại hay thành công, hạnh phúc hay khổ đau đều do lối sống, hành vi sống, nghề nghiệp sống của chúng ta… Theo tôi, tốt nhất mình sống hãy tôn trọng luật pháp, đạo đức, phát triển lương tâm thì không có sợ gì mà phải đi cầu khẩn các lực lượng thánh thần để trấn an tâm lý. Sống tốt không có sợ và làm việc nghĩa, việc tốt thì tâm mình sẽ an”.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, người người chen lấn, xô đẩy khắp thập phương, nhưng mọi người quên rằng, chỉ cần mỗi người có một ngôi chùa trong tim mình. Có thể đó là một ngôi chùa làng hẻo lánh nơi làng quê, góc phố… Đó là những ngôi chùa trong trẻo, thánh thiện thời thơ ấu… Mỗi người đi chùa với chút hương, chút hoa, chút giọt dầu, “lòng thành thắp một nén hương” mà thôi. Ấy là mỗi người luôn giữ được cho mình sự tử tế, lương thiện, lòng trắc ẩn…
Các chuyên gia tâm linh khuyên rằng, tới chùa lễ đầu năm hay bất cứ thời điểm nào trong năm cũng chỉ nên mong cầu sức khỏe. Không nên cầu xin tài lộc, công danh, tiền bạc, của cải, vật chất. Bởi sự khỏe mạnh, thành đạt… bên cạnh được yếu tố may mắn, còn đa phần là do con người cố gắng, phấn đấu và rèn luyện. Vì vậy, đầu năm đi lễ chùa, mỗi người chúng ta cần có cái tâm thanh tịnh, không làm mất đi nét đẹp văn hóa tâm linh của ông cha ta…
“Lòng thành thắp một nén hương”
Theo sách Phật giáo, Đức Phật là một con người ngộ chân lý. Người tìm ra được bản chất của những khổ đau, hạnh phúc ở đời, rồi hướng dẫn cho chúng ta thực hành những phương pháp thoát khỏi khổ đau, hướng con người chúng ta đến an lạc tạm thời và tuyệt đối.
Tôn thờ Phật giáo không phải là tôn thờ đấng siêu nhiên quyền uy nào, mà vì tưởng nhớ đến con người vĩ đại ấy đã hy sinh vì mọi người để có được bài học vô giá. Phật pháp chính là những ứng dụng cụ thể trong đời sống để mỗi người tự nhìn ra bản ngã của chính mình, hướng đến một cuộc sống chân - thiện - mỹ đích thực nơi mỗi người.
Thực tế, nhiều người tới lễ chùa cầu từ sức khỏe, tiền tài, danh vọng đến tình duyên, tiền bạc… mà không biết rằng, chốn cửa Phật linh thiêng không phải là nơi “cầu được ước thấy”.
Theo các chuyên gia tâm linh, chùa chiền là chốn linh thiêng, tách biệt với thế tục nhân gian. Triết lý của đạo Phật là giải thoát chúng sinh khỏi vòng luân hồi, nhân quả khổ ải, giúp con người nhận thức được sinh, lão, bệnh, tử, sống tốt đẹp, trung thực, không tham, sân, si, để cuộc sống tươi đẹp, có ý nghĩa, không uổng phí một kiếp người… Phật chỉ có lòng từ bi hỉ xả, chứ không có tiền bạc, vật chất để cho ai. Việc cầu phát lộc, phát tài là của cư dân nông nghiệp xưa mong thế giới thiêng liêng che chở, phù hộ để công sức cấy trồng được mưa thuận, gió hòa sẽ thu hoạch được mùa màng may mắn, bội thu.
Điều dễ nhận thấy, tháng Giêng nào cũng thế, trong số nghìn nghịt người đi cúng sao giải hạn đầu năm mới, người ta tin rằng các vì sao, các lực lượng siêu nhiên đang quản lý vận mệnh tốt, xấu, hạnh phúc, khổ đau của con người. Người ta tin rằng nếu làm hài lòng các thần linh bằng cách cúng bái thì mình sẽ được yên thân. Bỏ tiền ra cúng là để mua niềm tin, phó thác ước mơ cho thánh thần là đang đầu tư vào một năm mới bình an và thuận lợi, thành công? Với niềm tin ấy, nhà nhà giải hạn, cúng sao, lễ chùa…
Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM khẳng định, trong giáo lý nhà Phật không có sao xấu, sao tốt cũng như ngày tháng đẹp, xấu trong năm. Thầy Thích Nhật Từ nói: “Theo đạo Phật con người phải đối diện với thực tại với nỗi khổ, niềm đau, với khó khăn, thử thách. Xui hay hên, hạnh phúc hay khổ đau đều là những điều diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của con người. Nếu cúng sao có thể giải quyết vấn nạn của nhân sinh thì các tôn giáo và hệ thống nhân quả không có ý nghĩa gì nữa. Những người cúng dâng sao giải hạn là do họ thiếu hiểu biết các quy luật cuộc sống và các quy luật nhân quả.
Cho nên mua sự trấn an tâm lý tạm thời bằng việc cúng sao là không phù hợp. Tốt nhất là không nên sợ hãi những vấn đề này nữa. Số phận thất bại hay thành công, hạnh phúc hay khổ đau đều do lối sống, hành vi sống, nghề nghiệp sống của chúng ta… Theo tôi, tốt nhất mình sống hãy tôn trọng luật pháp, đạo đức, phát triển lương tâm thì không có sợ gì mà phải đi cầu khẩn các lực lượng thánh thần để trấn an tâm lý. Sống tốt không có sợ và làm việc nghĩa, việc tốt thì tâm mình sẽ an”.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, người người chen lấn, xô đẩy khắp thập phương, nhưng mọi người quên rằng, chỉ cần mỗi người có một ngôi chùa trong tim mình. Có thể đó là một ngôi chùa làng hẻo lánh nơi làng quê, góc phố… Đó là những ngôi chùa trong trẻo, thánh thiện thời thơ ấu… Mỗi người đi chùa với chút hương, chút hoa, chút giọt dầu, “lòng thành thắp một nén hương” mà thôi. Ấy là mỗi người luôn giữ được cho mình sự tử tế, lương thiện, lòng trắc ẩn…
Các chuyên gia tâm linh khuyên rằng, tới chùa lễ đầu năm hay bất cứ thời điểm nào trong năm cũng chỉ nên mong cầu sức khỏe. Không nên cầu xin tài lộc, công danh, tiền bạc, của cải, vật chất. Bởi sự khỏe mạnh, thành đạt… bên cạnh được yếu tố may mắn, còn đa phần là do con người cố gắng, phấn đấu và rèn luyện. Vì vậy, đầu năm đi lễ chùa, mỗi người chúng ta cần có cái tâm thanh tịnh, không làm mất đi nét đẹp văn hóa tâm linh của ông cha ta…
|
Miên Thảo - Pháp luật Plus