Xem nhiều

Doanh nghiệp trong nước lo 'bị loại từ sơ tuyển' khi dự thầu cao tốc Bắc Nam

30/07/2019 11:34

Kinhte&Xahoi Thiếu vốn, kinh nghiệm hạn chế, các doanh nghiệp nội lo lắng không thể cạnh tranh được với nhà đầu tư ngoại.

Vòng sơ tuyển 8 dự án xây dựng theo phương thức đối tác công - tư (PPP) của cao tốc Bắc Nam đã có 60 bộ hồ sơ của các nhà đầu tư được nộp. Trong đó, hơn 30 doanh nghiệp trong nước tham gia đứng độc lập hoặc liên danh với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Trần Văn Thế - Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả (một trong những doanh nghiệp nộp hồ sơ dự thầu) nói, việc nhà đầu tư trong nước phải tìm cách liên kết với 3 - 4 nhà đầu tư khác, hoặc tham gia liên danh với 2 - 3 doanh nghiệp ngoại là điều được dự đoán trước. Lý do đa số doanh nghiệp trong nước nếu đứng riêng lẻ khó lòng thỏa mãn các tiêu chí về vốn chủ sở hữu hoặc đã từng tham gia công trình có quy mô tương tự.

Cao tốc La Sơn - Túy Loan nối với cao tốc Bắc Nam. Ảnh: Võ Thạnh.

Dự án được doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ dự thầu nhiều nhất là cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, với 8 nhà đầu tư, trong đó 4 đơn vị hoàn toàn là doanh nghiệp trong nước, gồm: Vinaconex 4, Liên danh IDICO - Công ty CP Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO, Liên danh Xây dựng Trung Nam - Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - Lắp máy Trung Nam, Liên danh Công ty CP Tập đoàn Cienco 4 - Công ty CP Đầu tư xây dựng 194 - Công ty CP Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An.

Ngoài ra, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phương Thành và Công ty CP Tập đoàn Hùng Thắng cũng tham dự với tư cách thành viên của 2 liên danh do nhà đầu tư Trung Quốc đứng đầu.

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm chỉ dài 49 km, có tổng vốn đầu tư là 7.615 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước tham gia đã là hơn 5.000 tỷ đồng, phần vốn nhà đầu tư thu xếp chỉ 2.557 tỷ đồng. Việc dự án này đòi hỏi vốn ít là một trong những lý do dẫn đến số lượng nhà đầu tư trong nước tham gia đông đảo.

Trái ngược với đoạn Nha Trang - Cam Lâm là đoạn cao tốc Nghi Sơn - quốc lộ 45, vì đoạn này không có nhà đầu tư nào trong nước tham gia, toàn bộ hồ sơ dự sơ tuyển là 5 nhà đầu tư nước ngoài. Dự án này dài 43 km có tổng vốn đầu tư 6.333 tỷ đồng, tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu vốn của nhà đầu tư là 4.330 tỷ đồng. Yêu cầu vốn lớn đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong nước.

Lộ trình tuyển chọn nhà đầu tư dự thầu cao tốc Bắc Nam.

Qua phân tích hồ sơ dự thầu cho thấy hầu hết doanh nghiệp giao thông lớn trong nước phải liên danh với nhau để tham gia các dự án cao tốc Bắc Nam. Cụ thể như, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả dự sơ tuyển ở 3 dự án gồm đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Ở cả 3 dự án, Đèo Cả đều đứng đầu liên danh.

Công ty Đầu tư xây dựng Trung Nam độc lập hoặc liên danh dự sơ tuyển 3 dự án, gồm Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Nha Trang - Cam Lâm, Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Công ty cổ phần TASCO lại chọn cách liên danh với nhà đầu tư Trung Quốc dự sơ tuyển ở 3 dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt. Tương tự TASCO, các doanh nghiệp như Phương Thành, Công ty CP Tập đoàn Hùng Thắng, Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập, Công ty CP Đầu tư xây dựng 194, Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 cũng tham gia vào liên danh do nhà đầu tư Trung Quốc đứng đầu.

Với thực tế mỗi dự án đều có đông nhà đầu tư dự sơ tuyển (ít nhất là 5, nhiều nhất là 11 nhà đầu tư), các nhà đầu tư trong nước sẽ phải cạnh tranh với nhiều nhà đầu tư lớn đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp để có thể lọt qua sơ tuyển, vào vòng đấu thầu.

Ông Trần Văn Thế - Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả nhận xét, "các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều thế mạnh về kinh nghiệm và vốn nên cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. Nhiều doanh nghiệp trong nước có thể bị loại từ vòng sơ tuyển".

Theo ông Thế, với tiêu chí các bộ, ngành đưa ra cho cao tốc Bắc Nam thì "cơ hội cho nhà đầu tư trong nước là rất thấp". Đơn cử, tiêu chí "nhà đầu tư phải từng tham gia dự án có tổng mức đầu tư bằng 50% tổng mức dự án đang xét" bắt buộc doanh nghiệp phải từng tham gia các dự án 4.000-5.000 tỷ đồng. Trên thực tế, hiếm khi nhà đầu tư trong nước tham gia dự án lớn như vậy. "Nếu hạ tiêu chí thì nhà đầu tư trong nước mới có cơ hội", ông Thế nói.

Là doanh nghiệp tham gia một số dự án BOT, ông Vũ Đức Nhận - Phó tổng giám đốc Công ty Phương Thành (đơn vị quản lý cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) cho hay, công ty ông muốn tham gia dự án cao tốc Bắc Nam song không thể đứng độc lập mà phải liên danh với hai doanh nghiệp nước ngoài mới có đủ năng lực tham gia sơ tuyển đoạn Nha Trang - Cam Lâm.

Năng lực vốn của các doanh nghiệp trong nước thường hạn chế, trong khi tiêu chí vốn chủ sở hữu để tham gia cao tốc Bắc Nam yêu cầu cao (chiếm 20% tổng vốn đầu tư dự án), nghĩa là với các dự án vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng thì vốn chủ sở hữu ít nhất là 1.000 tỷ đồng.

"Chúng tôi tham gia liên danh, mong muốn có được một vài gói thầu xây lắp, lợi nhuận có thể ít theo tỷ lệ góp vốn của liên danh song quan trọng là người lao động có việc làm", đại diện công ty Phương Thành chia sẻ.

Khó khăn khác theo ông Nhận là các ngân hàng đang siết chặt cho vay hoặc cho vay lãi suất cao với các dự án BOT. "Lãi suất ngân hàng trên 11%, trong khi lãi suất tạm tính trong hồ sơ dự án thầu chỉ là 7,8 %; chưa kể rất nhiều dự án BOT đang bị hụt thu (so với phương án tài chính) đã khiến nhà đầu tư nao núng", ông Nhận nói.

Về vấn đề trên, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Đối tác công - tư (PPP, Bộ Giao thông Vận tải)
, cho rằng, lợi thế của nhà đầu tư trong nước là thông thuộc địa hình, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và luật pháp ở Việt Nam...; trường hợp nào gặp khó khăn về vốn, tín dụng thì có thể tham gia cao tốc bằng cách liên danh với nhà đầu tư trong nước hoặc ngoài nước.

"Tôi đánh giá nhiều nhà đầu tư trong nước đủ năng lực, họ hoàn toàn có cơ hội tham gia vào cao tốc Bắc Nam", ông Huy nói.

Theo Vụ trưởng PPP, các năm tới, nhu cầu đầu tư của hạ tầng giao thông là rất lớn, trong khi đó nguồn lực đầu tư công là không thể, các tổ chức tín dụng trong nước cũng khó đáp ứng nguồn vốn dài hạn. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư trong nước và từ tất cả các quốc gia nếu họ có đủ nguồn lực và tuân thủ luật chơi của Việt Nam

"Sơ tuyển mới chỉ là bước đầu tiên sơ bộ đánh giá chung, hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng mới là bộ lọc cuối cùng và quan trọng để lựa chọn những nhà đầu tư đủ năng lực cả về vốn và kinh nghiệm", ông Huy thông tin thêm.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trên nóng, dưới phải nóng theo

Phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng diễn ra mới đây để sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo của năm 2019. Rất đáng chú ý là bên cạnh những đại án mà dư luận quan tâm được đưa ra xét xử hoặc khẩn trương điều tra, truy tố thì việc khắc phục những yếu kém trong công tác thanh tra hay hoạt động tố tụng được đẩy mạnh và mang lại kết quả.

Theo Vnexpress/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com