Xem nhiều

Đối với học sinh tiểu học, việc học ngoại ngữ nên là việc khuyến khích tự chọn hơn là ép buộc

06/03/2021 14:46

Kinhte&Xahoi Việc đưa tiếng Hàn là 1 trong những môn ngoại ngữ tự chọn cho học sinh phổ thông và đại học sẽ phù hợp hơn so với các em bậc tiểu học.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Hữu Độ vừa ký quyết định 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/2/2021.

Học sinh tiểu học (Ảnh minh họa).

Sau khi Quyết định trên được đăng tải, nhiều ý kiến trái chiều và cả quan điểm bày tỏ lo ngại của không ít phụ huynh.

Nhiều ý kiến cho rằng, học tiếng Hàn là không phủ hợp với các em bậc tiểu học.

Để có câu trả lời cũng như những băn khoăn, quan ngại của nhiều phụ huynh học sinh, phóng viên Pháp luật Pus đã có cuộc tiếp xúc với các anh chị chuyên ngành ngoại ngữ để tìm hiểu thêm quy định ở một số nước và những bất cập mà dư luận quan tâm.

Chị Phạm Thị Phượng - Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Logistics BHT.HK Việt Nam chia sẻ: "Là 1 cựu sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ, đại học Hà Nội, tôi cho rằng việc học ngoại ngữ là vô cùng quan trọng và cần thiết trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay.

Tuy nhiên, việc đưa tiếng Hàn là ngoại ngữ 1, bắt buộc trong chương trình học từ lớp 3 có phần bất cập. So với tiếng Anh và tiếng Trung thì mức độ phổ biến toàn cầu của tiếng Hàn là ít hơn và trong chính nước ta thì việc sử dụng tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là ở nông thôn và các vùng sâu vùng xa.

Việc học ngoại ngữ là 1 quá trình rèn luyện liên tục và kéo dài, việc học đi kèm với ứng dụng ngôn ngữ, vì vậy môi trường để rèn luyện ngoại ngữ là vô cùng quan trọng, việc phổ cập tiếng Hàn ngay từ cấp 1 trong khi cơ sở vật chất về việc học ngôn ngữ này chưa hoàn thiện trên cả nước là việc vô cùng khó khăn.

Hơn nữa đối với các em học sinh tiểu học và cấp 2, việc học ngoại ngữ nên là việc khuyến khích tự chọn hơn là ép buộc vì trong thời gian này, các em cũng đang phải trau dồi học tập tốt ngôn ngữ mẹ đẻ cho nên việc bắt buộc học tiếng Hàn và là ngoại ngữ chính cũng là gánh nặng cho các em".

"Tất nhiên không thể phủ nhận việc Hàn Quốc đang là 1 trong những quốc gia đứng đầu trong các nước đầu tư vào Việt Nam việc giao thoa kinh tế và văn hóa giữa 2 nước cũng là xu thế trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, tôi cho rằng việc đưa tiếng Hàn là 1 trong những môn ngoại ngữ tự chọn cho học sinh phổ thông và đại học sẽ phù hợp hơn với điều kiện học tập khả năng tiếp thu và định hướng nghề nghiệp cho các em sau này"- chị Phượng phân tích.

Chị Trà Giang, cựu sinh viên tiếng Pháp, Đại học sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, chị Giang cho biết, ở Pháp quy định; từ cấp 2 mới bắt buộc phải học ngoại ngữ nhưng được lựa chọn ngôn ngữ, học sinh cấp 1 tính từ lớp 4 phải học thêm 01 ngoại  ngữ, chủ yếu là tiếng Anh.

Ví dụ, tiếng Anh có tới 98%; tiếng Tanh Ban Nha 42,8% Đức 15,4% Nga 0,3%. Có thể hiểu ở Pháp nhiều phụ huynh bậc tiểu học chủ yếu lựa chọn cho con học tiếng Anh.

Không quy định bắt buộc học ngoại ngữ đối với học sinh bậc tiểu học.

Trao đổi với TS Đào Hồng Thu, (nguyên Trưởng bộ môn ngôn ngữ học và Việt học -Đại học Bách Khoa Hà Nội) về nội dung học tiếng Hàn đối với bậc tiểu học; TS Đào Hồng Thu chia sẻ: "Xã hội ngày một phát triển, việc học tập nói chung, học ngoại ngữ nói riêng là điều cần thiết. Tuy nhiên, đối với các em học sinh bậc tiểu học chỉ nên khuyến khích thay vì bắt buộc.

Đối với các em học sinh cấp 2 mới nên có quy định bắt buộc phải học ngoại ngữ nhưng cho các em lựa chọn"- TS Đào Hồng Thu cho hay.

Theo đó, Bộ GDĐT xác định môn tiếng Hàn là Ngoại ngữ 1 được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến hết lớp 12. Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn, môn học còn trang bị kiến thức và kỹ năng học tập ngoại ngữ nói chung, giúp học sinh có thể vận dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp, học tập, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Vì chưa nắm rõ các quy định, nên hiện nhiều người có cách hiểu chưa đúng với nội dung của quyết định 712/QĐ-BGDĐT.

Trong đó, không ít ý kiến thắc mắc tại sao không đưa môn tiếng Nga, tiếng Trung, hay các ngoại ngữ khác là môn học bắt buộc mà lại là tiếng Hàn?

Về vấn đề này, Bộ GDĐT cho biết, Bộ GDĐT vừa Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.

Theo đó, cần phải hiểu, "ngoại ngữ 1” là ngoại ngữ bắt buộc. Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ 1.

Năm 2011, Bộ GDĐT bổ sung quy định về việc tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ 1 hoặc ngoại ngữ 2 tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Sau khi ban hành quyết định 712, với việc ban hành thêm 2 thứ tiếng (tiếng Hàn và Đức), hiện ngoại ngữ 1 sẽ có 7 thứ tiếng gồm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức. Các trường sẽ bắt buộc chọn dạy 1 trong 7 thứ tiếng trên.

Còn “ngoại ngữ 2” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh./.

 Ly Ly - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thủ tướng đồng ý gia hạn tiền nộp thuế, thuê đất năm 2021

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý đề nghị xây dựng nghị định quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2021 như đề xuất của Bộ Tài chính. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính trình dự thảo nghị định trước ngày 20-3.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/doi-voi-hoc-sinh-tieu-hoc-viec-hoc-ngoai-ngu-nen-la-viec-khuyen-khich-tu-chon-hon-la-ep-buoc-d150107.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com