Xem nhiều

Gạt bỏ ích kỷ cá nhân để cùng nhau “chống giặc” SARS-CoV-2

29/03/2020 10:13

Kinhte&Xahoi Điểm qua một vài việc làm “náo loạn” cộng đồng mạng từ những người con xa xứ trở về để thấy rằng đâu đó vẫn còn số ít người thiếu ý thức.

Với sự đồng lòng của người dân, Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch SARS-CoV-2. Nguồn Internet

Trong suốt thời gian kể từ khi “giặc” SARS-CoV-2 xuất hiện ở Việt Nam, có thể khẳng định rằng nhân dân và Nhà nước ta đã và đang làm rất tốt trong việc ngăn chặn tối đa sự bùng phát của dịch SARS-CoV-2. Nhưng gần đây, trong giai đoạn quan trọng của cuộc chiến thì một vài cá nhân đã có hành vi ích kỷ, làm ảnh hưởng đến tinh thần “chống giặc” của mọi người, đặc biệt là những người đang ở tuyến đầu.

Chuyện buồn về ý thức

Sau hơn 3 tuần, Việt Nam không ghi nhận thêm bất cứ ca nhiễm SARS-CoV-2 nào, và chúng ta đã có thể hy vọng sớm công bố hết dịch. Nhưng tất cả chỉ là hy vọng. Khi chuyến bay VN054, từ London đến Hà Nội “mang theo” SARS-CoV-2 quay trở lại Việt Nam. 


Nếu bệnh nhân thứ 17 sống khác đi, có trách nhiệm hơn trong việc khai báo y tế và không gian dối khi dùng hai hộ chiếu để qua mặt lực lượng chức năng thì mọi chyện đã không vất vả, khó khăn như lúc này. Giá như những người đến từ vùng dịch thực hiện triệt để các biện pháp được khuyến cáo.

Và thật tốt nếu một số kiều bào, du học sinh trở về ai nấy đều cảm thông, biết ơn trước những sự hy sinh của các y, bác sĩ, chiến sĩ đã làm cho cuộc chiến “chống giặc” SARS-CoV-2 thì khi đó, dịch bệnh sẽ sớm qua nhanh hơn và bớt gánh nặng tinh thần cho những người đang ở tuyến đầu làm việc “không đêm, không ngày” để phục vụ nhân dân và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Điểm qua một vài sự việc làm “náo loạn” cộng đồng mạng từ những người con xa xứ trở về để thấy rằng đâu đó len lỏi trong cộng đồng vẫn còn số ít người thiếu ý thức cộng đồng.

Hơn một tuần trước, một video lan truyền trên mạng xã hội ghi nhận hình ảnh một nhóm hành khách người Việt về sân bay Nội Bài đã gây náo loạn tại sân bay. Vì cho rằng phải chờ đợi quá lâu chưa được đưa đi cách ly, nhóm hành khách này đã to tiếng, tranh cãi với cán bộ công an tại sân bay.

Theo video thì nhận thấy, cho dù cán bộ công an ra sức giải thích và mong được thông cảm, nhưng nhóm hành khách này vẫn tỏ ra vô cùng bức xúc và tranh cãi gay gắt. Theo lời của hành khách này thì chuyến bay quá cảnh Qatar của nhóm hành khách này đã về từ 7 giờ sáng, đáng lẽ sân bay phải cho người đi để người khác đến, “cứ ùn ùn nhau đến là đưa nhau chết”.

Quy trình nhập cảnh những ngày dịch này, đặc biệt là những chuyến bay đưa người Việt trở về quê thì phải thêm nhiều thủ tục như khai báo y tế đối với 100% khách nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tập trung với khách đến từ vùng dịch. Vì vậy, việc chờ đợi và mệt mỏi là điều không tránh khỏi. Bên cạnh một số cá nhân vì quá mệt mỏi mà hành xử còn thiếu ý thức thì nhiều hành khách khác vẫn tuân thủ quy định, hợp tác rất vui vẻ và chờ đợi tới lượt đi cách ly tập trung.

Trong lần trở về quê tránh dịch lần này, du học sinh chiếm số lượng khá lớn. Trong số đó, có một số du học sinh – “cậu ấm, cô chiêu” đã có những lời lẽ không thiện cảm. Như nữ du học sinh Canada khi đến khu cách ly tập trung đã dùng những từ ngữ rất khó nghe, nhận xét khu cách ly là “không thể sống nổi”, “quá sức chịu đựng”... Nữ sinh này cho biết mình đã quen với môi trường sạch sẽ, nên không thể chịu đựng nổi với việc phòng dơ, không wifi…

Hay một nữ du học sinh Mỹ đã tỏ thái độ tiêu cực về điều kiện sống trong khu cách ly ĐH Quốc Gia TP HCM trên Facbook: “Nói không phải chứ ở đây kinh khủng khiếp thật sự. Không biết sống sao, không dám đụng bất cứ cái gì trong cái phòng này hết. Không như mấy cái review trên youtube đâu mọi người”.

Tại cuộc họp trực tuyến toàn quân của Bộ Quốc phòng về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô đã lấy làm buồn về chuyện một số du học sinh ở khu vực châu Âu trở về, là con cháu của gia đình có điều kiện, khi về đến sân bay Nội Bài thiếu hợp tác với cơ quan chức năng. Thậm chí một số du học sinh buộc lực lượng công an, nhân viên hàng không phải cưỡng chế cho lên xe thì mới vận chuyển được về các địa điểm cách ly.

Rồi câu chuyện tiếp tế của người thân cho người đang được cách ly. Nhà nhà ùn ùn kéo đến khu cách ly cùng nhiều nhu yếu phẩm. Nhiều cha mẹ đã đem tivi, trà sữa đóng thùng xốp kín kèm đá lạnh, trái cây la liệt, micro hát karaoke cho đến các bộ bài, rồi tủ lạnh, gối nệm rất nặng cồng kềnh,.. Có lẽ, vì “thương con mù quáng” nên nhiều cha mẹ lơ là trong công tác phòng chống dịch, khi tập trung nơi đông người dẫn đến tình trạng lây nhiễm Covid-19, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như an ninh khu vực, gây phiền nhiễu đến nhiệm vụ của các bộ phận có thẩm quyền. 

Khi cả xã hội đang căng mình chống dịch, nguy cơ đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân ngày càng cao khi lượng người từ vùng dịch trở về ngày một nhiều thì những hành vi ích kỷ, thiếu trách nhiệm của một số cá nhân dù vô tình hay cố ý, đã gây tổn hại đến sự nỗ lực và kết quả chung của cả cộng đồng trong cuộc chiến “chống giặc” dịch. Vì đây không phải thời điểm để các du học sinh, Việt kiều đòi hỏi, khoe mẽ ngầm sự giàu sang và thể hiện sự ích kỷ của bản thân. 

Sẽ “không một ai bị bỏ lại phía sau” 

Từ đầu mùa dịch, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với quyết tâm “chống dịch như chống giặc”, việc đảm bảo sức khỏe nhân dân được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. 

Với tinh thần vì cuộc chiến phòng chống dịch của tất cả các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, của cả xã hội, doanh trại quân đội đã được điều động và trở thành nơi lưu trú an toàn cho người dân, hàng ngàn sinh viên tự nguyện dọn hết đồ đạc từ hòm xiểng, chăn chiếu, tivi, bàn ghế… để dành chỗ cho những người về cách ly.

Trong khi một số người nào đó còn chê bai, phàn nàn khó chịu vì được cách ly, thì có lẽ, họ đâu biết, đã có bao nhiêu con người vất vả ra sao để họ được sống 14 cách ly an toàn nhất.

Gần 7.000 người Việt Nam ở tâm dịch các nước được đón về nước; 700 tiếp viên hàng không, những người đang làm công việc mà nguy cơ lây nhiễm nằm trong tốp 3 nhưng vẫn đăng ký không nhận lương hoặc nghỉ không hưởng lương 2-3 tháng; gần 300 bác sĩ, y tá về hưu tại Hà Nội đăng ký trở lại bệnh viện để góp phần phòng, chống dịch dù biết rằng mình ở trong độ tuổi nhạy cảm đối với dịch bệnh.

Hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ đã hơn một tháng nay ngủ bạt, ngủ lều để nhường chăn, gối, giường, đệm cho những người bị cách ly; tất cả các khu vực cách ly đều được cung cấp suất ăn miễn phí. Vất vả, mệt mỏi là thế nhưng họ vẫn cảm thấy đó là vinh dự, làm việc hết mình, động viên nhau cùng cố gắng tin tưởng sớm thôi, Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch.

Công dân có thể bỏ đất nước, nhưng đất nước, Việt Nam sẽ không bao giờ bỏ bạn. Khi 40 người Việt Nam, trong đó có các du học sinh mắc kẹt tại sân bay Dallas (Mỹ) do chuyến bay về Việt Nam quá cảnh ở Narita (Nhật Bản) bị hủy, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã khẩn trương liên hệ với các du học sinh để tìm hiểu thông tin, chủ động trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại, các hãng hàng không để tìm chuyến bay phù hợp, đưa các du học sinh về nước.

Đến tối 22/3 (giờ Mỹ), gần 30 thành viên trong đoàn du học sinh nói trên đã đổi được vé máy bay về Việt Nam quá cảnh tại San Francsico (Mỹ) và Hong Kong (Trung Quốc). Còn 12 du học sinh sẽ được di chuyển vào ngày hôm sau. Cho dù người dân Việt Nam có đi đâu, đất nước còn nhiều khó khăn thì Việt Nam vẫn luôn giang rộng cánh tay đón mọi người trở về một cách không toan tính.

Số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng, nhưng với những hành động kịp thời của lãnh đạo Việt Nam, cả hệ thống chính trị và toàn dân cùng vào cuộc, và với 17 ca và sẽ hơn nữa được điều trị khỏi và xuất viện đã củng cố niềm tin của người dân khi người thân, gia đình họ đang phải đối mặt với bệnh dịch nguy nan.

Đặc biệt, đứng trước cuộc chiến chống dịch SARS-CoV-2 vẫn còn nhiều cam go, thử thách ở phía trước, nên cần hơn hết lúc này là mỗi người tự ý thức được trách nhiệm cộng đồng, suy nghĩ trước hành vi thiếu biết ơn của mình. Đây là lúc gạt bỏ cái tôi của mình, tính ích kỉ để đồng lòng vượt qua mùa dịch.

Hiện nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ đang gồng mình “chống giặc”, nhưng Chính phủ đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh, không để bất cứ người Việt nào bị bỏ lại phía sau. Nên giữa thời điểm quyết định thành quả của cuộc chiến, ý thức người dân là thứ quan trọng hơn cả.

Cuộc chiến chống dịch sẽ có một cái kết ít đau thương nhất khi người dân cả nước đoàn kết, đồng lòng, tự giác thực hiện triệt để các khuyến cáo của chính quyền và cơ quan chức năng. 


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/thoi-luan/gat-bo-ich-ky-ca-nhan-de-cung-nhau-chong-giac-sars-cov-2-d120469.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com