Xem nhiều

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2020: Chậm vì “bận” giải ngân vốn từ năm 2019?!

01/07/2020 11:09

Kinhte&Xahoi Đây là lý do đầu tiên được Bộ Tài chính “điểm mặt, chỉ tên” khi “gạch đầu dòng” các nguyên nhân khiến cho công tác giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm vẫn tiếp tục tiến độ “rùa bò”, được công bố tại Hội nghị trực tuyến về sơ kết và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài năm 2020, diễn ra ngày 25/6 tại Hà Nội.

Bộ Công thương chưa giải ngân đồng nào

Số liệu thống kê theo Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết tính đến hết ngày 24/6/2020, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 nguồn nước ngoài của các Bộ, ngành, địa phương là 7.427 tỷ đồng, đạt 13,1% so với dự toán được giao. 

Cụ thể, giải ngân của các Bộ, ngành trung ương là 2.815 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15,46% so với dự toán được giao; trong đó 3 Bộ giải ngân trên 20% so với kế hoạch vốn là Bộ GTVT (29%), Bộ Quốc phòng (27,6%), Bộ Y tế (27,3%). Đáng chú ý, đến thời điểm này, có 1 Bộ chưa giải ngân phần vốn cấp phát đầu tư công là Bộ Công Thương, trong khi dự toán được giao là 138 tỷ đồng.

Dịch COVID-19 là một nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân đầu tư công.

Ở khối địa phương, tiến độ giải ngân đến nay là 4.611 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 11,98% so với dự toán được giao. Tuy nhiên, có 10 địa phương chưa giải ngân phần vốn cấp phát đầu tư công là Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Tiền Giang.

Riêng đối với TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ giải ngân hiện là 4,13%. Giải thích về tốc độ “rùa bò” này, Bộ Tài chính cho biết do TP. Hồ Chí Minh đang có vướng mắc về việc hoàn ứng cho 3 dự án gồm, Metro 1 Bến Thành Suối Tiên, Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2, Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh, trị giá 4.600 tỷ đồng. Trường hợp UBND thành phố, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính phối hợp giải quyết dứt điểm việc xác định giá trị cấp phát cho tuyến đường sắt số 1 Bến Thành - Suối Tiên và hoàn thành các thủ tục hoàn ứng thì tỷ lệ giải ngân chung sẽ nâng lên mức khoảng 40%.

Cũng theo Bộ Tài chính, cùng với việc giải ngân kế hoạch vốn năm 2020, hiện các Bộ, ngành, địa phương vẫn đang tiếp tục giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch 2019. Số liệu thống kê cho thấy từ 1/1/2020 đến 24/6/2020, tổng số giải ngân theo kế hoạch vốn 2019 là 7.198 tỷ đồng, trong đó số giải ngân của các Bộ, ngành là 2.425 tỷ đồng và số giải ngân của các địa phương khoảng 4.773 tỷ đồng (xấp xỉ bằng số giải ngân theo kế hoạch vốn 2020). 

“Sáu tháng đầu năm, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 do đó các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với nỗ lực của các Bộ, địa phương và các chủ dự án, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch vốn 2020, cao gấp 3,6 lần so với mức cùng kỳ của năm 2019. 

Nếu so với kết quả giải ngân của nguồn vốn đầu tư công trong nước thì tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài vẫn còn thấp (tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong nước kiểm soát chi qua KBNN đạt khoảng 28,2% kế hoạch)”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết và bày tỏ nghi ngại với tốc độ giải ngân như hiện nay và việc nền kinh tế tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, nếu các cấp, các ngành, các địa phương và các chủ dự án không có các giải pháp quyết liệt, khắc phục khó khăn thì sẽ khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ đã được Quốc hội và Chính phủ giao đối với nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi của năm 2020 và cho cả nhiệm kỳ 2016-2020.

7 nguyên nhân và 4 giải pháp

Từ quá trình theo dõi, đánh giá công tác giải ngân và làm việc sơ bộ của Bộ Tài chính với các Bộ, địa phương, Bộ Tài chính chỉ ra 7 nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả giải ngân của các dự án. Đầu tiên, đó là trong những tháng đầu năm 2020, các Bộ, địa phương tập trung giải ngân tiếp dự toán đã được giao của năm 2019 và phần vốn được kéo dài, chuyển nguồn, song song với việc giải ngân kế hoạch vốn 2020. Số giải ngân kế hoạch vốn 2019 trong 6 tháng đầu năm xấp xỉ số giải ngân theo kế hoạch vốn 2020. 

Thứ 2, các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 do hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, thống nhất với nhà tài trợ (đặc biệt là Ngân hàng Thế giới) đối với từng hoạt động và kế hoạch của dự án,... nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện của phần lớn các dự án ODA. 

Hoạt động giải ngân do đó cũng ngưng trệ do không có khối lượng, hoặc nếu có khối lượng thì cũng chậm được xác nhận. 

Thứ 3, nguyên nhân theo phản ánh của các Bộ, ngành, địa phương và các ban quản lý dự án là do có một số thay đổi về cơ chế chính sách. 

Dịch COVID-19 là một nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân đầu tư công.

Thứ 4, sáu tháng đầu năm, nhiều dự án lớn đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án (điều chỉnh chủ trương đầu tư), và điều chỉnh hiệp định vay với nước ngoài nên chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai hoạt động, dẫn đến chưa thể lập hồ sơ rút vốn. Bên cạnh đó, có những nguyên nhân củ quan như nhiều chủ dự án chậm trễ thực hiện thủ tục hoàn chứng từ cho các khoản rút vốn từ tài khoản đặc biệt. Bên cạnh đó là những vướng mắc về giải phóng mặt bằng chậm, năng lực hạn chế của các nhà thầu… 

Ngoài ra, hiện nay Bộ Tài chính đang đề nghị Ngân hàng Thế giới thực hiện thí điểm rút vốn điện tử qua hệ thống của tổ chức này nhưng quá trình này triển khai rất chậm, vướng mắc từ phía Ngân hàng Thế giới nên đến nay mới có 8 dự án đồng ý thí điểm và mới có 3/8 dự án thực hiện tải hồ sơ rút vốn điện tử lên hệ thống Ngân hàng Thế giới.

Để đảm bảo phối hợp hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các giải pháp trong phạm vi quản lý của mình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Bộ cũng thúc các cơ quan chủ quản, các chủ dự án và các cơ quan tổng hợp chủ động, tích cực giải ngân, tháo gỡ những vướng mắc cụ thể để đảm bảo tiến độ.

Hà An  

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tại sao cúm lợn chủng mới G4 lại đáng lo ngại?

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS của Mỹ, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện ra một loại virus cúm lợn mới có khả năng gây ra đại dịch. Virus này được đặt tên là G4, có nguồn gốc di truyền từ chủng H1N1 gây ra đại dịch năm 2009.

Từ hôm nay, dùng nước sạch phải trả tiền cả... nước bẩn

Từ hôm nay (1/7), Nghị định 53/2020/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 53) quy định phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải có hiệu lực thi hành. Theo đó, trừ trường hợp được miễn thu phí theo quy định, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải và thải nước thải sinh hoạt là đối tượng chịu phí BVMT.

Theo Công an Nhân dân/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/giai-ngan-von-dau-tu-cong-nam-2020-cham-vi-ban-giai-ngan-von-tu-nam-2019-d128414.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com