Quyết định này thay thế Quyết định số 2034-QĐ/TU ngày 11/6/2010 của Ban Thường vụ Thành ủy và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Ban Dân vận Thành ủy có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thành phố cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận (Ảnh minh họa)
Cụ thể: Quy chế gồm 4 chương, 28 điều, trong đó nêu rõ dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Thủ đô và đất nước; Là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị của thành phố.
Trong đó, Thành ủy và các cấp ủy Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác dân vận; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực hiện hiệu quả công tác dân vận; Nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đối với công tác dân vận; Thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và thực hiện phong cách dân vận trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu các Sở, ban, ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đối với công tác dân vận gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác dân vận.
Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận trong hệ thống chính trị thành phố. Đồng thời, lãnh đạo, cụ thể hóa chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các giai cấp và tầng lớp xã hội, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài vào thực tiễn Thủ đô. Lãnh đạo thực hiện cơ chế giám sát đối với hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc thành phố.
Cùng với đó là lãnh đạo về tổ chức, nhân sự; Quyết định giới thiệu cán bộ, đảng viên có năng lực phụ trách công tác dân vận, làm lãnh đạo chủ chốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố và lãnh đạo chủ chốt của các hội quần chúng thành phố có các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý; Phân công một đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp làm Trưởng ban Dân vận Thành ủy.
Theo Quy chế, định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và trong trường hợp cần thiết, Thường trực Thành ủy làm việc với Ban Dân vận Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức liên quan của thành phố về tình hình nhân dân và công tác dân vận; Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Trung ương và Thành ủy về công tác dân vận.
Ban Dân vận Thành ủy được giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy về chủ trương, sách và giải pháp về công tác dân vận; Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Trung ương và Thành ủy về công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân Thủ đô; Thẩm định đề án liên quan đến công tác dân vận của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy; Tham gia thẩm định đề án thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có liên đến công tác dân vận;
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Trung ương và Thành ủy về công tác dân vận; Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về công tác dân vận; Tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Thành ủy về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy làm công tác dân vận.
Đồng thời, Ban Dân vận Thành ủy phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thành phố cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận; Theo dõi, tổng hợp tình hình Nhân dân để báo cáo và tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy.
Tú Linh - TTTĐ