Xem nhiều

Hà Nội: Gỡ những "nút thắt" trong quản lý thoát nước, xử lý nước thải

06/09/2022 19:56

Kinhte&Xahoi Thực hiện quản lý thoát nước và xử lý nước thải (XLNT) trên địa bàn Hà Nội, các sở, ngành, quận, huyện đã vượt nhiều khó khăn để chấp hành tốt quy định về bảo vệ môi trường, song thực tế cho thấy còn không ít bất cập cần tháo gỡ ngay nhằm nâng cao hiệu quả công tác này...

Những chuyển biến tích cực

Theo rà soát mới nhất của Sở Xây dựng, thực hiện thoát nước đô thị và giảm thiểu các điểm úng ngập cục bộ, đến hết năm 2021 toàn TP đã giải quyết được 5/16 điểm úng ngập trên các tuyến phố chính, 11 điểm còn lại đã có giải pháp thực hiện dần theo những dự án đã và đang xin chủ trương thực hiện; các điểm nhỏ lẻ khác, thời gian rút nước nhanh cũng bố trí ứng trực, giảm thời gian và chiều sâu úng ngập.

Về tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn khu vực đô thị, hiện TP đạt 28,8% (tổng công suất 267.300 m3/ngđ), đến năm 2024 khi dự án xây dựng hệ thống XLNT Yên Xá công suất 270.000 m3/ngđ hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ nâng tổng công suất XLNT đô thị lên 537.000 m3/ngđ, đạt 50%. Thực hiện phân cấp theo Quyết định 14/2021/QĐ ngày 6/9/2021, công tác quản lý, vận hành, duy trì hệ thống thoát nước đô thị và XLNT trên địa bàn TP được tiến hành theo hình thức đấu thầu gồm 14 gói thầu giai đoạn 2019-2024, trong đó 9 gói duy trì thoát nước và 5 gói quản lý vận hành XLNT. Ngoài ra, Sở Xây dựng đang triển khai 21 hạng mục sửa chữa, xử lý sự cố thoát nước để giảm thiểu vị trí úng ngập, đọng nước nhỏ lẻ.

Đoàn giám sát do Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn khảo sát thực địa tại Trạm bơm Cự Khối (phường Cự Khối, quận Long Biên)

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội cũng cho hay, Công ty được giao thực hiện 6 gói thầu quản lý, duy trì hệ thống thoát nước và 2 gói thầu quản lý, vận hành, bảo dưỡng trạm XLNT. Là đơn vị thoát nước chủ lực quản lý 80% hệ thống thoát nước đô thị của TP, Công ty thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đấu nối thoát nước của các công trình/dự án vào hệ thống thoát nước TP nhằm đảm bảo việc đấu nối thực hiện theo đúng quy định của TP tại Quyết định 41/2017/QĐ UBND ngày 6/12/2017.

Có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, quận Long Biên luôn xác định vấn đề thoát nước, đảm bảo cảnh quan môi trường là khâu đột phá, từ đó tháng 10/2020 đã xây dựng riêng một Chương trình của Quận ủy về đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, trọng tâm là giải quyết vấn đề thoát nước, đảm bảo cảnh quan môi trường trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 với 14 chỉ tiêu. Công tác duy tu duy trì, quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại quận do 3 công ty thực hiện với tổng 500km cống rãnh, 6.013 ga thăm, thu, 42,223km mương, 18 hồ, 7 trạm bơm, đáp ứng yêu cầu thanh thải dòng chảy, vận hành tốt các trạm bơm cục bộ.

Năm nay, UBND quận đã giao Trung tâm Phát triển quỹ đất khảo sát hiện trạng thoát nước và đề xuất cải tạo 16 vị trí thường xuyên ngập úng gây bức xúc. Đặc biệt chú trọng thanh tra kiểm tra, năm qua, lực lượng chức năng quận đã kiểm tra 110 cơ sở về nước thải công nghiệp, qua đó xử phạt 7 cơ sở vi phạm với số tiền 376 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 6 tháng với 5 cơ sở. Nửa đầu năm nay, đoàn kiểm tra liên ngành quận tiếp tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước với 18 cơ sở có xả nước thải ra sông Cầu Bây, từ đó xử phạt 3 đơn vị có hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường với tổng 18,6 triệu đồng.

Cần đề án tổng thể về xử lý nước thải

Dù đã đạt những kết quả tích cực, song theo nhận định của Đoàn giám sát của HĐND TP khi tiến hành giám sát thực tế một số địa phương, đơn vị mới đây, hiệu quả quản lý Nhà nước là một vấn đề rất đáng băn khoăn. Điển hình như đến nay vẫn tiếp diễn tình trạng đầu tư một số trạm XLNT tại không ít quận, huyện nhưng còn lãng phí, có thể vận hành trạm nhưng không phát huy hết công suất hoặc để bỏ không trong thời gian dài. Trong đó, dự án thoát nước Yên Xá đề ra tiến độ đến năm 2024 để TP mới đạt được mục tiêu XLNT đạt 50% là rất chậm.

Cùng với đó, việc thực hiện Quyết định 14/2021/QĐ-UBND về phân cấp đang được TP đẩy mạnh, trong đó TP giao Sở Xây dựng quản lý thoát nước và XLNT các tuyến đường chính nhưng cấp quận quản lý các ngõ xóm, nên còn không ít bất cập trong quản lý cao độ nền, nhiều nơi nhà dân vẫn úng ngập, nên rất cần sự tham mưu của Sở để TP nghiên cứu điều chỉnh quyết định này cho phù hợp… Các ý kiến cũng lo ngại về hiệu quả giải quyết ngập úng mang tính lâu dài ở nhiều điểm trên địa bàn TP; các nội dung liên quan quy hoạch xử lý bùn thải khi tình trạng xả trộm bùn thải còn phổ biến ở các công ty dịch vụ tư nhân…

Từ thực tế triển khai tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Anh chia sẻ, khó khăn chủ yếu trong hạ tầng thu gom, XLNT trên địa bàn huyện chính là các khu dân cư chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước thải, làm tăng khối lượng nước thải phải xử lý tại các nhà máy XLNT tập trung; còn 8 xã và các khu vực dân cư vùng bãi chưa được quy hoạch nhà máy XLNT phân tán cục bộ… Thực tế tại huyện mới đầu tư hệ thống thu gom nước ở một số khu đô thị, 9 cụm CN và một số tuyến đường hạ tầng khung đang được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, hệ thống nước thải riêng theo quy hoạch; các khu vực còn lại chưa được đầu tư hệ thống thu gom riêng nên nước thải khu dân cư vẫn thoát chung nước mưa. Về trạm XLNT đô thị, vẫn còn 17 xã, thị trấn chưa có hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh nên chưa đạt hiệu quả xử lý…

Theo Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội Trịnh Ngọc Sơn, khó khăn nổi bật hiện nay là một số dự án đã hoàn thành thi công nhưng chưa được thanh thải, bàn giao, tiếp nhận đưa vào quản lý khai thác sử dụng nên chưa phát huy hiệu quả đầu tư. Công ty thống kê hiện có 96 hạng mục thoát nước của các công trình/dự án đóng vai trò quan trọng trong thoát nước và VSMT nhưng chưa được bàn giao sang Sở Xây dựng và Công ty quản lý, trong đó 22 hạng mục công trình thoát nước thuộc dự án Thoát nước Hà Nội nhằm cải thiện môi trường Hà Nội đã thi công xong và sử dụng từ những năm 2013-2016 nhưng chưa hoàn thành bàn giao về đơn vị thoát nước quản lý.

Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội khảo sát thực tế tại Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước - Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội

Đáng chú ý, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức- Ủy viên Ban Đô thị HĐND TP đề xuất Sở Xây dựng tham mưu cho TP có quy định riêng trong công tác kiểm tra giám sát việc thoát nước và XLNT, đồng thời cùng Sở TNMT có một dự án mang tính tổng thể để kiểm soát được đầu ra của xả thải, áp dụng CNTT và chuyển đổi số trong quản lý theo dõi thoát nước, XLNT.

Trước những khó khăn tại địa phương, Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà đề nghị TP có cơ chế thu hút xã hội hóa thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trạm XLNT, trước mắt Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình cấp thoát nước và môi trường TP thực hiện chuẩn bị đầu tư bằng ngân sách TP. Còn UBND huyện Hoài Đức kiến nghị TP đẩy nhanh triển khai nhà máy XLNT tại xã Sơn Đông, Vân Canh và 4 trạm XLNT tại các cụm CN La Phù, Trường An, Lại Yên, Lai Xá; triển khai quy hoạch, xây dựng các nhà máy XLNT tập trung với 8 xã và các khu dân cư vùng bãi thuộc huyện…

Đặc biệt, để thực hiện tốt công tác thoát nước, lãnh đạo Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội đề nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ngành chủ trì phối hợp UBND quận/huyện tháo gỡ vướng mắc tồn tại trong công tác chuyển giao quản lý hạ tầng thoát nước theo phân cấp tại Quyết định 14/2021/QĐ-UBND. Đồng thời, cần gỡ khó trong bàn giao các hạng mục thoát nước đã hoàn thành nhưng thời gian bàn giao kéo dài do chưa thanh thải lòng cống để đưa vào vận hành, khai thác kịp thời phục vụ thoát nước mùa mưa 2022 và tiếp theo.

Khẳng định công tác bảo vệ môi trường luôn được cử tri và Nhân dân đặc biệt quan tâm, TP đã chỉ đạo thực hiện bằng nhiều chương trình, nghị quyết chuyên đề…, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm quy định pháp luật trong công tác quản lý hệ thống thoát nước và XLNT; gắn công tác bảo vệ môi trường với phát triển KT-XH bền vững bằng cách làm phù hợp, trong điều kiện tốc độ đô thị hóa cao. Trong chỉ đạo, tuyên tuyền nâng cao nhận thức người dân, các chính quyền địa phương cần có giải pháp huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao vai trò HĐND quận, MTTQ và các tổ chức CT-XH, trách nhiệm tham gia của DN và sự vào cuộc của Nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Chủ tịch HĐND TP lưu ý địa phương nên xây dựng đề án tổng thể về lĩnh vực XLNT, có giải pháp căn cơ khắc phục được những tồn tại hạn chế, tập trung giải quyết khó khăn, có lộ trình rõ ràng trong thực hiện mới đạt kết quả cao; song song tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm và công khai hành vi vi phạm lĩnh vực môi trường, chủ động phối hợp các sở ngành…

Linh Nguyễn - KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội công khai danh sách những người chưa nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 6-9, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội thông tin, tính đến thời điểm 15h ngày 5-9-2022, việc chi hỗ trợ cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đợt 1 (từ ngày 1-10 đến 31-12-2021) và đợt 2 (từ ngày 11-8 đến hết ngày 10-9-2022) được thành phố Hà Nội triển khai quyết liệt, đúng đối tượng. Đại đa số các trường hợp đủ điều kiện hỗ trợ đã nhận tiền.

Thủ tướng Chính phủ: Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, cương quyết cắt giảm các thủ tục rườm rà

Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 vào sáng 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, thời gian tới phải xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi; Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, tăng cường phân cấp, phân quyền, nắm tình hình, ứng phó diễn biến mới.

link bài gốc https://kinhtedothi.vn/ha-noi-go-nhung-nut-that-trong-quan-ly-thoat-nuoc-xu-ly-nuoc-thai.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com