Xem nhiều

Hà Nội phát triển 39 khu vực không gian ngầm tại nội đô

12/04/2022 22:09

Kinhte&Xahoi Chiều 12/4, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các quận, huyện, thị xã tổ chức hội nghị công bố các đồ án quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000 và Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn phát biểu

Công bố hai đồ án quy hoạch hạ tầng quan trọng

 Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc Nguyễn Đức Nghĩa đã công bố hai quyết định của UBND, gồm Quyết định số 913/QĐ-UBND, ngày 15/3/2022 và Quyết định số 1218/QĐ-UBND, ngày 8/4/2022 về việc phê duyệt các quy hoạch trên.

Theo đó, Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý và sử dụng công trình ngầm khu vực đô thị trung tâm; đồng thời nhằm khớp nối, kết nối đồng bộ các không gian xây dựng ngầm trên địa bàn thành phố.

Quy hoạch cũng làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu không gian xây dựng ngầm đô thị, lập quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm cho các khu vực đô thị, lập dự án đầu tư xây dựng ngầm trong khu vực đô thị trung tâm thành phố, góp phần xây dựng Thủ đô hiện đại, văn minh, phát triển bền vững.

Khu vực nghiên cứu chính không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thuộc địa giới hành chính 20 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín. Khu vực nghiên cứu định hướng, kết nối tại 5 đô thị vệ tinh gồm: Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên.

Khu vực có tiềm năng xây dựng công trình ngầm gồm nội đô lịch sử và nội đô mở rộng; khu nhà cao tầng phía Bắc sông Hồng; chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4, các dự án vành đai xanh và trục không gian hồ Tây - Ba Vì, Tây hồ Tây, Cổ Loa và dọc hành lang tuyến đường sắt đô thị.

Về độ sâu, quy hoạch chia làm 3 lớp với công năng riêng. Lớp nông (0- 5 m) phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm như lối vào tầng hầm, hầm đi bộ. Lớp trung bình (5- 15 m) để xây công trình công cộng, bãi đỗ xe ngầm. Lớp sâu (15- 30 m) dùng để xây hệ thống giao thông ngầm, đường sắt đô thị...

Sơ đồ bản vẽ quy hoạch giao thông ngầm đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Vùng hạn chế xây dựng công trình ngầm là khu phố cổ Hà Nội; ngoài đê sông Hồng, sông Đuống; nơi có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng tiêu thoát lũ.

Vùng cấm xây dựng, khai thác không gian ngầm là khu vực được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt như hoàng thành Thăng Long, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Văn miếu Quốc Tử Giám; khu Cổ Loa; đền thờ Hai Bà Trưng; khu vực hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn; phạm vi khoanh vùng bảo vệ khu đất quốc phòng - an ninh.

Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy cho biết thêm, đối với quy hoạch không gian công cộng ngầm, Hà Nội định hướng phát triển 39 khu vực không gian công cộng ngầm tại khu vực nội đô lịch sử và mở rộng với diện tích khoảng 954ha, trong đó kết hợp đa dạng chức năng dịch vụ, vui chơi giải trí, đường sắt... Ngoài ra, thành phố cũng khuyến khích phát triển không gian công cộng ngầm tại 65 khu tại phía Bắc và Nam sông Hồng. Tổng diện tích của 65 khu này là trên 2.000 ha.

Dần thay thế 4 bến xe lớn Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm

 Đối với quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, lãnh đạo Sở Quy hoạch- Kiến trúc cho biết, về nội dung quy hoạch, các bến xe khách, xe tải liên tỉnh được bố trí trên các trục hướng tâm tại cửa ngõ giao với Vành đai 4, theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Các bến xe khách liên tỉnh xây dựng mới được kết hợp với các điểm đầu cuối của hệ thống xe buýt công cộng và gần các nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị nhằm kết nối, vận chuyển hành khách vào khu vực nội đô và ngược lại. Thành phố từng bước thay thế các bến xe khách hiện có nằm sâu trong nội đô.

Tại khu vực đô thị trung tâm, các bến xe hiện có (trong khu vực đường Vành đai 3) gồm: Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm được tạm thời giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ và chỉ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của bến xe trên cơ sở quy mô hiện có. Về lâu dài, các bến xe này sẽ được thay thế bằng các bến xe theo quy hoạch tại khu vực lân cận đường Vành đai 3 (bến Đông Anh, bến Cổ Bi) và Vành đai 4 (bến Nội Bài, bến Phùng, bến phía Nam...).

Quỹ đất các bến xe khách hiện có này sẽ được chuyển chức năng ưu tiên cho nhu cầu phục vụ giao thông công cộng và giao thông đô thị (bãi đỗ xe công cộng, điểm trung chuyển xe buýt, trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ...). Cụ thể sẽ được thực hiện theo các dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Về quy hoạch các bến xe khách trung hạn, bến Yên Sở (diện tích khoảng 3,2ha) được xây dựng theo dự án đầu tư được duyệt. Thành phố không bố trí các bến Xuân Phương, Kim Chung (do đã hết thời hạn thực hiện). Vị trí, quy mô các bến xe trung hạn quy hoạch sẽ tiếp tục được rà soát xem xét cụ thể trong quá trình lập Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải có liên quan.

Ngoài ra, nội dung quy hoạch gồm 7 bến xe dài hạn; 8 bến xe tải liên tỉnh và mạng lưới gồm 7 khu trung tâm tiếp vận.

Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy giới thiệu những nội dung chính của hai đồ án quy hoạch

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, đây là các đồ án quy hoạch có phạm vi nghiên cứu rộng, quy mô lớn, trong đó, đồ án Quy hoạch chung không gian ngầm đô thị trung tâm lần đầu tiên được thực hiện, chưa có tiền lệ, có độ phức tạp chuyên môn cao, liên quan đến nhiều bộ, ngành, lĩnh vực, nhiều cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, việc triển khai các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư cụ thể sẽ góp phần từng bước xây dựng Thủ đô hiện đại, văn minh, phát triển đô thị bền vững theo đúng định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Tạo lập thêm các không gian phát triển đô thị ngầm cho khu vực trung tâm thành phố; từng bước hoàn chỉnh các công cụ pháp lý quan trọng về lĩnh vực quy hoạch, phục vụ công tác đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng có hiệu quả các bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận trên địa bàn, theo từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là góp phần hình thành quy hoạch đồng bộ giữa không gian nổi với không gian ngầm trong khu vực phát triển đô thị.

Để các đồ án quy hoạch nêu trên triển khai vào thực tiễn, Phó Chủ tịch UBND thành phố giao nhiệm vụ cụ thể cho Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ trình Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiểm tra, xác nhận để bàn giao cho các sở, ngành, chính quyền các địa phương có liên quan để lưu trữ, cung cấp thông tin...

Các sở, ngành có liên quan của thành phố tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương rà soát, nghiên cứu, tư vấn đề xuất các vị trí bố trí các bến xe liên tỉnh, trung tâm tiếp vận trong quá trình nghiên cứu lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và quy hoạch có liên quan; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đề xuất danh mục các khu vực lập quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm cho các khu vực đô thị, báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định.

Lam Dương - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đề xuất chính sách ưu đãi để cải tạo nhà ở cũ trong Luật Thủ đô

Ngày 12/4, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học về một số chính sách liên quan đến phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, liên kết, phát triển vùng Thủ đô. Đây là các vấn đề đặt ra trong xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-phat-trien-39-khu-vuc-khong-gian-ngam-tai-noi-do-193877.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com