Xem nhiều

Hàng hóa “tắc” tại cửa khẩu: Bộ Công thương ra văn bản hỏa tốc

24/12/2021 07:16

Kinhte&Xahoi Ngày 23/12, Bộ Công thương đã có văn bản hỏa tốc số 8297-BCT/XNK gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về hoạt động thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Xe chở hàng hóa ùn ứ tại cửa khẩu sang Trung Quốc

Theo đó, Bộ Công thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Đồng thời, Bộ Công thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, hộ nông dân, cơ sở sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản và trái cây tươi trên địa bàn thường xuyên cập nhật tình hình thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc; Trong đó đặc biệt lưu ý lịch nghỉ Tết nguyên đán của phía Trung Quốc để chủ động kế hoạch sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.

Các địa phương, doanh nghiệp trao đổi ngay với bạn hàng Trung Quốc để giao hàng qua các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác nhằm giảm ùn ứ tại Lạng Sơn hoặc chuyển sang sử dụng phương thức vận tải khác, ví dụ như đường biển mà hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đang làm rất tốt.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch như đã nhiều lần khuyến cáo (mua bán theo hợp đồng, với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính…).

Các đơn vị đẩy nhanh triển khai thực hiện đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương đã hướng dẫn; Đồng thời, tiếp tục thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn… cũng như các yêu cầu khác có liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với bạn hàng nước ngoài.

Cùng với đó, các đơn vị đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước để giảm áp lực cho thị trường xuất khẩu.

Kinh nghiệm của các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Sơn La cho thấy sự quan tâm và tích cực vào cuộc của chính quyền địa phương các cấp, nhất là vào thời điểm trước vụ thu hoạch, là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp nông sản của tỉnh được tiêu thụ thông suốt và thuận lợi trong hoàn cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, Bộ Công thương đề nghị UBND các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với đơn vị của các bộ, ngành trao đổi, đàm phán với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý phía Trung Quốc để triển khai các giải pháp nhằm tăng thời gian thông quan tại các cửa khẩu; Nâng cao hiệu suất làm việc của các lực lượng chức năng của cả 2 nước tại các cửa khẩu (như hải quan, kiểm dịch, doanh nghiệp dịch vụ vận tải, bốc xếp hàng hóa…) nhằm tạo thuận hơn cho hoạt động thông quan và xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Các địa phương tiếp tục cập nhật, đưa tin thường xuyên về diễn biến giao nhận, thông quan hàng hóa tại cửa khẩu và các vấn đề liên quan; Kịp thời trao đổi, phản ánh với Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh để cùng phối hợp xử lý.

Theo Bộ Công thương, từ năm 2020 đến nay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nhất là nông sản, trái cây tươi qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do tác động của dịch COVID-19.

Trước tình hình đó, Bộ Công thương đã cùng các bộ, ngành và các tỉnh biên giới tích cực vào cuộc, triển khai đồng bộ, kịp thời nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, ách tắc do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ đó cơ bản bảo đảm được hoạt động giao thương, nhất là xuất khẩu nông sản, qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc trong 2 năm qua.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đạt 1,69 tỷ USD, tăng 18,3% so với 11 tháng năm 2020. Trong đó, xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn đạt 478,2 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ; Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) đạt 379,1 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ.

Mặc dù vậy, bước vào tháng 12/2021, do dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, phía Trung Quốc đã tăng cường thêm các biện pháp quản lý khiến năng lực thông quan tại các cửa khẩu giảm mạnh và không đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa tăng cao từ cả 2 phía.

Tuy Bộ Công thương đã có nhiều văn bản khuyến cáo nhưng do Việt Nam vào chính vụ thu hoạch một số nông sản xuất khẩu nên lượng nông sản đưa lên khu vực biên giới phía Bắc vẫn rất lớn, dẫn đến phát sinh tình trạng ùn ứ, tồn đọng hàng hóa, phương tiện tại nhiều cửa khẩu biên giới, đặc biệt là các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ngày 11/12 vừa qua, Trung Quốc đã ra công điện tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu.

Nội dung công điện cho thấy Trung Quốc tiếp tục kiên trì chính sách “Zero COVID”, trong đó có việc quản lý nghiêm ngặt đối với người và hàng hóa nhập cảnh. Lái xe chuyên trách giao nhận hàng xuất nhập khẩu và nhân viên phòng chống dịch làm việc tại cửa khẩu, cảng biển của Trung Quốc có tiếp xúc với hàng hóa được xác định là đối tượng rủi ro cao, phải cách ly bắt buộc 21 ngày trước khi rời khỏi khu vực cửa khẩu biên giới hoặc cảng biển về quê đón Tết.

Vì vậy, theo Bộ Công thương không loại trừ khả năng việc thông quan hàng hóa (đặc biệt là hàng đông lạnh) qua các cửa khẩu biên giới sẽ không diễn ra như thường lệ hàng năm do lái xe chuyên trách và nhân viên lực lượng chức năng cửa khẩu xin nghỉ sớm để kịp cách ly về quê đón Tết.

Những yếu tố trên sẽ là áp lực rất lớn đối với năng lực thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, nhất là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới đây.

Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Không để địa phương phải “chạy lên, chạy xuống”

Ngày 23/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu các đoàn công tác làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hưng Yên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 của địa phương

Để không bị “mất Tết vì COVID”

Đến thời điểm hiện nay, chỉ còn ít tuần nữa là tới Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Nhiều nhà, nhiều người đã bàn chuyện Tết này ra sao. Đặc biệt không ít ý kiến lo lắng rằng một số nơi có bị mất Tết nếu COVID-19 bùng phát?

Nêu bật thành công, đúc kết kinh nghiệm trong hoạt động của HĐND

Chiều 23/12, Đảng đoàn HĐND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị kiểm điểm kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội dự và chỉ đạo hội nghị.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/hang-hoa-tac-tai-cua-khau-bo-cong-thuong-ra-van-ban-hoa-toc-186336.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com