Xem nhiều

Hoàn thiện chiến lược phòng, chống dịch trong tình hình mới

13/09/2021 11:36

Kinhte&Xahoi Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu trên khi kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cuối tuần qua. Trong đó tập trung vào vaccine, xét nghiệm và điều trị.

Tránh khuynh hướng lơ là, chủ quan, nóng vội

Cuộc họp được kết nối trực tiếp tới các điểm cầu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng khẳng định, công tác phòng, chống dịch trong tuần qua đã có những kết quả tích cực. Trong số 23 địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, đến nay, có 8 địa phương kiểm soát dịch tốt gồm Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Phú Yên, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau. 12/23 địa phương đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương cũng đã có nhiều cố gắng, tình hình đang chuyển biến theo hướng tích cực. Thủ tướng nêu rõ mục tiêu trong thời gian tới là giảm thấp nhất số ca tử vong là ưu tiên hàng đầu, nhanh chóng kiểm soát được tình hình dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong thời gian giãn cách. Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả một số giải pháp.

Đẩy nhanh tiêm vaccine là ưu tiên trong phòng, chống COVID-19.

Theo đó, tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện ở cơ sở. Thủ tướng nhấn mạnh, phải tránh 2 khuynh hướng bao gồm lơ là, mất cảnh giác khi phòng, chống dịch mới đạt được kết quả ban đầu và khi đã giãn cách trong thời gian dài; chủ quan, nóng vội muốn mở lại ngay các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp chống dịch. Đây là bài học từ thực tiễn trong nước và ngoài nước.

Cùng với đó, tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch ngay tại xã, phường, thị trấn; khi thực hiện xã, phường, thị trấn phải thật sự là “pháo đài”; người dân phải thật sự là “chiến sĩ”; người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phải lấy hiệu quả để đánh giá. Thủ tướng yêu cầu TP. Hồ Chí Minh sơ kết mô hình chăm sóc, điều trị F0 tại nhà để nghiên cứu nhân rộng.

Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội; rà soát và đánh giá việc triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP; tiếp tục vận động, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đóng góp cho công tác chăm lo an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai tốt nhiệm vụ năm học mới, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương; sớm triển khai chương trình “sóng và máy tính cho em” để phát huy tinh thần tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong lúc khó khăn. Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và các địa bàn khu công nghiệp, chế xuất, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh

Thủ tướng nêu rõ phương châm truyền thông với mục tiêu “Dân biết – Dân hiểu – Dân tin – Dân theo – Dân làm”; đẩy mạnh truyền thông lấy phòng dịch là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; chống dịch phải quyết liệt, dứt điểm. “Phòng dịch tốt thì không phải chống dịch; một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất hàng triệu đồng chống dịch và nhất là sự mất mát về tinh thần, sức khỏe và tính mạng của người dân”, Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu phải quán triệt tư tưởng này tới toàn hệ thống chính trị và từng người dân.

Thủ tướng nêu rõ, song song với công tác phòng chống dịch, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khoa học, toàn diện xuất phát từ thực tế để có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép.

Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ động hơn nữa trong chuẩn bị vaccine cho năm tới và cho trẻ em; hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch trong tình hình mới, tập trung vào vaccine, xét nghiệm và điều trị. Bộ này cũng được giao tập trung nâng cao năng lực hệ thống đáp ứng để trở lại trạng thái bình thường mới vào năm 2022. Cùng với đó là chủ trì, xây dựng hướng dẫn triển khai các biện pháp nới lỏng và khôi phục các hoạt động theo nguyên tắc mở cửa có lộ trình, từng bước có kiểm soát và liên tục đánh giá để kịp thời điều chỉnh phù hợp.

Các địa phương khi ban hành theo thẩm quyền các quy định về phòng, chống dịch, nhất là vấn đề đi lại của người dân, giao thông, lưu thông hàng hóa, cần cân nhắc kỹ lưỡng cách làm, thời điểm thực hiện, đánh giá tác động, chuẩn bị truyền thông… phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn. Trường hợp cần thiết báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp trên trực tiếp.

 Minh Ngọc - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhìn lại 50 ngày đêm Hà Nội thần tốc chống dịch

Hà Nội bước vào giai đoạn giãn cách toàn xã hội dài nhất từ trước đến nay, bắt đầu từ 6 giờ ngày 24/7. Theo đó, thành phố dừng tất cả các hoạt động, cuộc họp chưa cấp thiết, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết.

Nỗi lo học sinh tiểu học không có máy tính để học trực tuyến

Năm học 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh có hơn 100.000 học sinh tiểu học. Theo kế hoạch, ngày 13/9/2021 tất cả các trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức lễ khai giảng và nhập học. Tất cả đều thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên đến nay, gần 48.500 học sinh bậc tiểu học không có thiết bị để học trực tuyến.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/hoan-thien-chien-luoc-phong-chong-dich-trong-tinh-hinh-moi-d166092.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com