Xem nhiều

Kỳ cuối: Lan tỏa những điều tốt đẹp

13/05/2020 14:25

Kinhte&Xahoi Có người đã từng ví von, đại dịch Covid-19 như cuộc "sát hạch" đối với văn hóa ứng xử của mỗi người, mỗi cộng đồng trong toàn xã hội. Điều này hẳn nhiên đúng, bởi không nói đâu xa, ngay tại Hà Nội có thể dễ dàng thấy những lá rách ít luôn sẵn lòng đùm lá rách nhiều để không ai bị bỏ lại phía sau. Hơn hết, sau thiên tai, dịch họa… những giá trị về văn hóa mà cha ông ta để lại cho lớp cháu con về tình yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, lòng nhân ái, tính cộng đồng lại được tỏa sáng.

Yêu thương đong đầy

Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội không thiếu những câu chuyện đầy xúc động về tình người trong đại dịch. Đó là tấm gương những nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện hết lòng làm việc nghĩa. Nhiều doanh nhân, nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nhà văn, nhà báo... trên địa bàn thành phố hưởng ứng chiến dịch thiện nguyện hết sức tích cực. Họ chủ động quyên góp, ủng hộ quỹ phòng, chống dịch bệnh, góp phần lan tỏa “ngọn lửa” nghĩa tình tỏa đi muôn nơi.

Tấm lòng thơm thảo xuất hiện đông đảo trong cộng đồng, không phân biệt thành phần, lứa tuổi, giới tính. Ai cũng mong muốn đóng góp công sức dù nhiều, dù ít cho “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh.

Trao hỗ trợ cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn thị xã Sơn Tây. (Ảnh: Đinh Luyện)

Nhắc chuyện này, ông Nguyễn Hữu Phượng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ I Hà Tây, cho biết, ở công ty, bên cạnh công tác chăm lo đời sống, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp còn chủ động quyên góp số tiền 100 triệu đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đáng mừng là, từ Ban lãnh đạo công ty đến công nhân lao động đều xác định đây là nghĩa cử lớn, và đều bày tỏ mong muốn góp một phần sức lực để đẩy lùi dịch bệnh.

Ông Ngô Minh Hoàn - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết, với các cấp công đoàn ngành bên cạnh đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh, dù công nhân viên chức lao động còn khó khăn song khi nhận được phát động từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tất thảy đều đồng lòng trích ra một ngày lương hỗ trợ công tác chống dịch. Không chỉ thế, nhiều đoàn viên, người lao động còn ủng hộ thêm bằng nhiều phương cách khác nhau như nhắn tin ủng hộ đến tổng đài 1407; ủng hộ trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; ủng hộ bằng vật chất (khẩu trang, xà phòng rửa tay, nước sát khuẩn...).

Ở góc độ lan tỏa yêu thương khác, không ít những giọt máu nghĩa tình trong mùa dịch đã được trao đi, góp phần trao truyền sức sống cho những mảnh đời kém may trong cơn dịch bệnh. Có mặt tại “Ngày hội hiến máu tình nguyện” với chủ đề hiến máu cứu người – xin đừng thờ ơ do Hội chữ thập đỏ phối hợp với Viện huyết học truyền máu Trung ương, Hội nông dân và 4 phường Lê Lợi, Trung Hưng, Phú Thịnh, Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây) tổ chức mới thấy sự nhiệt tâm, nhiệt tình của những tấm lòng cao cả.

Tại đây, gần 500 hội viên nông dân và tình nguyện viên tham gia hiến máu. Chị Phạm Hải Yến - một tình nguyện viên tham gia hiến máu đến từ phường Ngô Quyền cho biết: Trước đây cũng chưa từng tham gia hiến máu lần nào nhưng thời gian gần đây, qua báo chí biết lượng máu dự trữ tại các bệnh viện đang rất khan hiếm, nên từ Tết chị đã có ý định đi hiến máu nhưng chưa thực hiện được.

Chị đọc được thông tin kêu gọi hiến máu do bạn bè chia sẻ trên mạng xã hội nên chủ động gọi điện đăng ký trước với Hội chữ thập đỏ thị xã với mong muốn góp một chút sức lực nhỏ bé cứu chữa cho những người bệnh đang ngày đêm điều trị. Không chỉ vậy, chị còn vận động được thêm 2 người bạn cùng tham gia chương trình.

Những hành động đẹp, đượm tính nhân văn dù cách thức thể hiện khác nhau nhưng đã thực sự truyền thêm sức mạnh, cảm hứng lạc quan tin tưởng về những gì tốt đẹp ở đời, về lòng nhân ái được trao truyền, gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ, càng tỏa sáng trong những hoàn cảnh vất vả, gian nan.

Trong gian khó toát lên “chất” Hà Nội

Đây là những đúc kết, sẻ chia về những nghĩa cử trong mùa dịch của PGS. TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng. Theo PGS. TS Bùi Thị An nhận định, việc Nhà nước, chính quyền Hà Nội nỗ lực vào cuộc giải quyết các vấn đề an sinh cho người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 đầy rẫy khó khăn là những hành động, quyết sách rất kịp thời và đầy tính nhân văn. “Những gói cứu trợ an sinh, cây ATM gạo… thể hiện cho việc chúng ta đã huy động được tổng lực cả xã hội cùng vào cuộc” - PGS. TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Có mặt kịp thời lúc người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn cần, trao cho họ món quà ấm áp nghĩa tình là những việc làm thấm đượm tinh thần tương thân, tương ái mà các cấp của thành phố Hà Nội đã làm được trong những ngày qua. Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội là ví dụ.

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh, dịch bệnh Covid- 19 diễn biến nhanh, phức tạp đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống nhân dân, trong đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống, thu nhập của công nhân lao động.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Phạm Bá Vĩnh trao quà cho những giáo viên mầm non có hoàn cảnh khó khăn tại quận Hoàng Mai. 

Tại Hà Nội, thống kê chưa đầy đủ của các cấp Công đoàn Hà Nội, tính tới thời điểm hiện nay đã có 4.026 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid- 19; trong đó có 980 doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, với 147.473 công nhân lao động bị ảnh hưởng, có 18.819 công nhân lao động bị mất việc làm và có 128.654 công nhân lao động thiếu việc làm…

Với trách nhiệm, tình cảm của mình, Liên đoàn lao động Thành phố đã xây dựng kế hoạch chăm lo cho người lao động, qua đó rà soát và tiến hành trao quà hỗ trợ cho những đối tượng là công nhân viên chức lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Những món quà dù không lớn nhưng là tình cảm, sự quan tâm của các cấp công đoàn Thủ đô đối với người lao động. Hy vọng trong thời gian tới, đoàn viên, người lao động sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng gia đình vượt qua khó khăn sớm ổn định sản xuất…” - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội chia sẻ.

Hàng nghìn suất quà, những lời động viên, sẻ chia của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội tại khắp các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã góp phần xoa dịp những khó khăn, thắp lên niềm tin vào cuộc sống cho người lao động. Đồng chí Phạm Bá Vĩnh nhấn mạnh, dù khó khăn còn nhiều, nhưng tổ chức Công đoàn Thủ đô đã, đang và sẽ luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động vượt qua mọi khó khăn.

Người xưa vẫn thường bảo, có đi qua hoạn nạn mới thấu được lòng nhau. Hơn bao giờ hết, trong hoạn nạn, tình người mới là thứ mà chúng ta - tất thảy những người sống tại Hà Nội cần và cần phát huy. Là đất kinh kỳ, là Thủ đô nên trong hơn ngàn năm lịch sử của mình, Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi hội tụ cư dân khắp các vùng miền.

Người Thăng Long - Hà Nội luôn có ý thức cưu mang, đùm bọc lẫn nhau cùng làm ăn, sinh sống trong một cộng đồng đoàn kết, chặt chẽ. Truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” từ đó hình thành và tồn tại suốt chiều dài lịch sử cho đến nay. Những người có điều kiện luôn sẻ chia, giúp đỡ những người nghèo khó, nhiều người dù chưa khá giả cũng sẵn lòng chia sẻ với những người nghèo khó hơn mình.

Những việc làm ấm áp tình người của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân thực sự là những sẻ chia đầy "chất" Hà Nội. Những nghĩa cử càng trở nên trân quý và ý nghĩa trong bối cảnh toàn thành phố đang tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

"Không thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Nét Tràng An ấy đã từ rất lâu được khắc họa qua hình ảnh người Hà Nội đầy văn hóa. Nhiều lần tôi cứ suy tư, liệu có phải nét đẹp văn hóa của người Hà Nội chỉ còn là quá khứ một thời, niềm tự hào không chỉ của riêng con người mảnh đất kinh đô mà của cả dân tộc giờ đã thành ký ức, để mỗi khi nhắc nhớ về nó, ta không khỏi chạnh lòng luyến tiếc.

Cho đến một ngày, khi mọi thứ chao đảo vì dịch Covid-19 thì dường như những giá trị của con người nơi mảnh đất Kinh kỳ lại được tỏa sáng... Trong những biến động, người nghèo, những người yếu thế, kém may không hề đơn độc. Họ luôn nhận được sự bao bọc trong sự sẻ chia, quan tâm của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Qua gian nan mới thấy, tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” của người Hà Nội càng sáng rõ. 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp: Xin đừng ảo tưởng!

Học sinh có thể lực tốt, phát triển sớm trí tuệ được học vượt lớp trong cấp học. Theo các chuyên gia, cơ hội lớn đồng nghĩa với thách thức nhiều, đặc biệt là sự ảo tưởng, kỳ vọng quá mức của cha mẹ về sự tài giỏi, thần đồng của con và bệnh thành tích đã tồn tại rất lâu tại Việt Nam.

Cán bộ là cái gốc của công việc

Hội nghị Trung ương 12 (khóa 12) đang họp, thảo luận về công tác nhân sự Đại hội 13, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đặc biệt quan tâm.

Link bài gốc http://laodongthudo.vn/ky-cuoi-lan-toa-nhung-dieu-tot-dep-108126.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com