Xem nhiều

Ký ức 46 năm trận đánh cầu Rạch Chiếc của người lính đặc công

30/04/2021 08:40

Kinhte&Xahoi Để bảo vệ cầu Rạch Chiếc cho Đại quân tiến vào Sài Gòn, 52 người lính với độ tuổi đẹp nhất của đời người đã nằm lại mãi mãi dưới lòng sông.

Trong trận đánh cầu Rạch Chiếc để giữ đường cho quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, Trung úy Nguyễn Đức Thọ (SN 1955, quê Thanh Hóa; hiện sinh sống tại quận 8, TP HCM) đã mất đi 52 đồng đội, từ đó đến nay, ký ức về những người đồng đội như sống mãi trong lòng ông sau 46 năm.

Cựu sĩ quan đặc công thuộc Lữ đoàn Đặc công Biệt động 316 cho biết, ông nhập ngũ từ năm 17 tuổi, 20 tuổi, ông tham gia trận đánh cầu Rạch Chiếc.

Trung úy Nguyễn Đức Thọ  kể lại trận đánh giữ cầu Rạch Chiếc sau 46 năm.

“17 tuổi, tôi đã xung phong tham gia cách mạng và được huấn luyện làm trinh sát đặc công nước tại C1-Z23 Lữ đoàn đặc công - biệt động 316. Sau hơn một năm huấn luyện, tôi được đưa vào đóng căn cứ tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ để phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam. Nhiệm vụ của chúng tôi là bơi liên tục dưới nước 5 – 6 tiếng đồng hồ để vận chuyển hàng tấn đạn, pháo, thuốc nổ... Khi ấy quân địch đã chặn mọi ngả đường, muốn đưa đại pháo ta vào trung tâm thành phố chỉ có lặn dưới sông”, ông Thọ kể.

Nói về ký ức 30/4/1975, ông Thọ kể, đơn vị ông vốn được giao nhiệm vụ đánh bộ tư lệnh Hải Quân Ngụy ở Bến Bạch Đằng (nay nằm trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM). Tuy nhiên, sau đó có lệnh thay đổi mục tiêu phải đánh và bảo vệ bằng được cầu Rạch Chiếc, không để cho địch giật sập, để giữ đường cho đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Do đó, để chiếm được chiếc cầu, tất cả các đơn vị gồm đại đội đặc công nước và tiểu đoàn đặc công khô của Lữ đoàn 316 đều tham gia.

Lúc này, ông Nguyễn Đức Thọ được giao bắn quả B40 đầu tiên vào tháp canh của địch, nhưng do nằm dưới sình lầy, ngay trước mặt là hàng rào dây kẽm gai nên phát B40 này chệch mục tiêu. Bất chấp nguy hiểm, ông Thọ đứng thẳng dậy nhắm bắn quả thứ hai và đã tiêu diệt được lực lượng địch trên tháp canh, tránh được hỏa lực mạnh của địch từ trên cao xuống quân ta. Mặc dù chống trả quyết liệt, nhưng quân địch mau chóng tan rã, sau vài chục phút chiến đấu, quân ta đã làm chủ trận địa, chiếm lĩnh mặt cầu, nhiệm vụ được giao cơ bản hoàn thành.

Cầu Rạch Chiếc ngày nay.

Khoảng 7h sáng 28/4/1975, quân địch tổ chức phản công với nhiều lực lượng máy bay, xe tăng, pháo, tàu chiến bắn phá dữ dội bao vây quân ta để chiếm lại cầu. Đặc biệt, quân địch đã dùng pháo bắn đạn chụp, nổ từ trên không xuống, gây nhiều thương vong cho quân ta.

2h ngày 28/4, Bộ Chỉ huy ra lệnh cho lực lượng đặc công phải rút qua sông, bảo toàn lực lượng. Đến tối cùng ngày, lực lượng đặc công được lệnh tiếp tục đánh chiếm cầu Rạch Chiếc. Các chiến sĩ đặc công dùng súng chống tăng B40 và B41 diệt phần lớn xe tăng địch án ngữ hai đầu cầu, sử dụng thủy lôi chặn tàu địch dưới sông, sử dụng các lô cốt có sẵn của địch tạo thành lưới hỏa lực ngăn chặn từ xa không cho tiếp viện. Ngày 29/4/1975, địch phản kích 7 đợt thì đều bị ta đánh lui cả 7, lực lượng đặc công vẫn bảo vệ cầu Rạch Chiếc, quyết không cho địch phá hoại cầu.

“Sau trận đánh, gần 200 người chiến đấu thì 52 người hy sinh, nhưng chỉ thu thập được 9 hài cốt do thủy triều lên xuống, và cũng có những anh em họ bơi dưới sông bị địch bắn hy sinh. Tháng 7/1975, Lữ đoàn 316 giải tán, tôi gặp nhiều khó khăn trong việc chứng nhận, xác minh cho các đồng đội đã khuất. Hiện mới chỉ có hài cốt của liệt sĩ Nguyễn Văn Thất và Lê Trọng Việt được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ Thủ Đức”, ông Thọ kể.

Ông Thọ và các đồng đội cũ trở về chiến trường xưa thắp nhang ôn lại những tháng ngày chiến đấu hào hùng và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh.

Ông Thọ kể, ngày ông nhập ngũ ông vẫn chưa có gia đình, sau trận đánh ông trở về Thanh Hóa lấy vợ sinh con. Tuy nhiên, nhiều vết thương cũ trong cơ thể người lính đặc công tái phát, hành hạ khi trái gió trở trời, ảnh hưởng đến 61% sức khỏe khiến người lính đặc công năm xưa rất yếu. Thời điểm đó, vợ ông hạ sinh một người con bị dị tật và mất ngay khi mới sinh ra, nhiều lời đồn thổi khiến cuộc sống ông ngày càng khó khăn. Ông lại khăn gói mang cả gia đình vào TP HCM sinh sống.

Sau khi vào TP HCM, ông Thọ làm nhiều nghề từ may gia công đến thợ hồ để nuôi 4 người con ăn học. Đến năm 1992, ông nhận làm bảo vệ cho UBND phường 4, quận 8. Do ảnh hưởng của chiến tranh, sức khỏe của ông Thọ yếu, cứ trái gió trở trời là lại đau nhức. Có thời gian ông phải nằm một chỗ do cột sống đau, không thể làm gì được. May mắn, một thời gian sau sức khỏe dần ổn định, ông lại quay về với công việc bảo vệ UBND phường đến nay.

Từ nhiều năm nay, cứ vào ngày 28/4, ông Thọ và các đồng đội cũ trở về chiến trường xưa thắp nhang ôn lại những tháng ngày chiến đấu hào hùng và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh. Từng vòng hoa được thả theo con nước… hy vọng an ủi phần nào vong linh những người lính đã mãi nằm lại trong trận đánh trận Rạch Chiếc năm xưa.

Những bông hoa được thả xuống dòng sông, nơi 52 chiến sĩ yên nghĩ mãi mãi.

Ngọc Hiếu - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/ky-uc-46-nam-tran-danh-cau-rach-chiec-cua-nguoi-linh-dac-cong-d154382.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com