Xem nhiều

Máy trợ thở “made in Điện lực” chung tay đẩy lùi Covid-19

15/04/2020 15:55

Kinhte&Xahoi Dựa theo thiết kế mẫu của các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học thế giới, nhóm nghiên cứu thuộc khoa Điện tử viễn thông, trường Đại học Điện lực đã nghiên cứu thành công máy trợ thở, cùng cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19…

Nhóm nghiên cứu thuộc khoa Điện tử viễn thông, trường Đại học Điện lực đã nghiên cứu thành công máy trợ thở

Chia sẻ với báo chí, TS Trương Huy Hoàng, Hiệu trưởng trường Đại học Điện lực cho biết: "Sau một thời gian gấp rút cùng các chuyên gia y tế làm việc miệt mài, nhóm nghiên cứu khoa Điện tử viễn thông và Trung tâm Nghiên cứu phát triển, trường Đại học Điện lực đã cho ra đời phiên bản đầu tiên của máy hỗ trợ thở cho bệnh nhân mắc Covid-19 và các bệnh khác cần hỗ trợ".

Máy trợ thở do trường Đại học Điện lực nghiên cứu thiết kế sử dụng các linh kiện vật tư sẵn có, phổ biến để đảm bảo có thể sản xuất khẩn cấp với số lượng lớn trong thời gian rất ngắn với giá thành rẻ

Theo đó, máy được chế tạo dựa theo thiết kế mẫu của các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học thế giới. Các thiết kế được cải tiến để phù hợp với điều kiện Việt Nam và tình hình dịch bệnh hiện nay.

Máy trợ thở “made in Điện lực” thiết kế sử dụng các linh kiện vật tư sẵn có, phổ biến để đảm bảo có thể sản xuất khẩn cấp với số lượng lớn trong thời gian rất ngắn với giá thành rẻ.

Phiên bản đầu tiên này đang được gửi lấy ý kiến của các chuyên gia để có thể hoàn thiện và đưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ người dân trong trường hợp khẩn cấp.

Đây là loại máy hỗ trợ thở không xâm nhập. Máy có các tính năng cơ bản gồm đặt được các thông số như lưu lượng khí, số nhịp thở/phút, chu trình thở và tỷ số inhale/exhale... Ngoài ra, máy có thể mở rộng thêm một số tính năng an toàn khác nếu cần thiết, chẳng hạn như cảnh báo áp suất...

Máy có thiết kế phù hợp với tình hình Việt Nam và bệnh dịch và đặc biệt rất hữu ích trong các trường hợp như các bệnh nhân chưa cần phải dùng đến máy thở xâm nhập hoặc phải dành máy thở xâm nhập cho những bệnh nhân nặng hơn.

Nhóm nghiên cứu thuộc khoa Điện tử viễn thông, trường Đại học Điện lực đã nghiên cứu thành công máy trợ thở

Hiện nay, máy có thiết kế gồm 2 phiên, tùy thuộc vào nguồn cung cấp linh kiện để thực hiện. Phiên bản đầy đủ nhỏ gọn, nhiều tính năng hơn nhưng phụ thuộc vào nguồn vật tư linh kiện không có sẵn ở thị trường Việt Nam.

Với phiên bản rút gọn, thiết kế sử dụng các linh kiện vật tư sẵn có, phổ biến để đảm bảo có thể sản xuất khẩn cấp với số lượng rất lớn, gần như không hạn chế số lượng trong thời gian ngắn với giá thành rẻ, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 1.000 - 2.000 chiếc/mỗi tuần với giá thành khoảng 2 - 3 triệu đồng/chiếc.

Chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, trong giai đoạn hết sức khó khăn này, trường Đại học Điện lực còn có thêm nhiều việc làm khác hỗ trợ sinh viên. Cụ thể, nhà trường hỗ trợ chi phí học trực tuyến cho sinh viên cao đẳng, đại học hệ chính quy trong đại dịch Covid-19. Sinh viên đã đăng ký học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 mức hỗ trợ 500.000 đồng/sinh viên.

Bên cạnh đó, thông qua các tổ chức đoàn thể, nhà trường sẽ phát động các sáng kiến và phong trào thi đua nhằm đa dạng hóa các hoạt động, nâng cao chất lượng dạy và học, huy động nhiều hình thức hỗ trợ sinh viên hơn nữa để các em yên tâm học tập.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đã và đang phát huy hiệu quả phương châm "4 tại chỗ" tại khu vực cách ly chống dịch Covid-19 xã Mê Linh

Chiều nay (14-4), đoàn công tác UBND TP. Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP đã làm việc với UBND và Công an huyện Mê Linh về tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Trung tướng Đoàn Duy Khương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội; Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng, Phó Giám đốc CATP; cùng đại diện các phòng, ban chức năng của CATP, các sở, ngành... tham gia đoàn công tác.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công: Động lực tăng trưởng kinh tế

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đề ra tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương mới đây. Thành phố Hà Nội là địa phương có số vốn đầu tư công khá lớn nhưng tiến độ thực hiện còn chậm. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, thành phố xác định đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là động lực quan trọng giữ đà tăng trưởng kinh tế.

Giúp người nghèo vượt qua dịch bệnh

Nhiều ngày qua, song song với việc tích cực vận động mọi nguồn lực ủng hộ để chung tay cùng các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của thành phố còn làm tốt công tác chăm lo cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt qua dịch bệnh với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/may-tro-tho-made-in-dien-luc-chung-tay-day-lui-covid-19-d2082252.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com