Xem nhiều

Mỗi nghệ sĩ là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa

24/04/2020 12:32

Kinhte&Xahoi Bằng giai điệu, lời ca, tiếng hát những nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội đã lan tỏa thông điệp về phòng, chống dịch bệnh cũng như cổ vũ động viên cho những người ở nơi đầu chiến tuyến bằng cuộc thi “Kịch Hà Nội The Voice 2020” lần đầu tiên tổ chức.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi chủ đề “Nhà hát Kịch Hà Nội chung tay phòng chống Covid-19” đợt 1 với chủ đề “Tiếng hát át dịch Covid-19”. Thông qua cuộc thi nhằm lựa chọn những giọng ca hay, truyền cảm làm hạt nhân cho phong trào ca hát cũng như tạo không khí lạc quan, vui tươi nhằm động viên, khích lệ anh chị em nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ công nhân viên của Nhà hát trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16/TTg của Thủ tướng Chính Phủ và TP Hà Nội về “giãn cách xã hội”. Với phương châm “Mỗi nghệ sĩ là một chiến sĩ” Nhà hát Kịch Hà Nội hi vọng, thông qua cuộc thi lan tỏa thông điệp về phòng, chống dịch bệnh cũng như động viên cho những người ở nơi đầu chiến tuyến là các y, bác sĩ, công an, quân đội,…

NSƯT Quang Thắng tham gia “Kịch Hà Nội The Voice 2020” với ca khúc “Việt Nam ơi! Cùng nhau đồng lòng”.

Với hình thức tham gia trình diễn clip ca nhạc tự quay, ghi hình và được đăng tải trên fangage chính thức của Nhà hát Kịch Hà Nội. Dựa vào sự đầu tư dàn dựng, âm nhạc, vũ đạo, giọng hát, ban giám khảo sẽ lựa chọn các ca khúc hay để trao giải. Đội ngũ “cầm cân nảy mực” cuộc thi “Kịch Hà Nội The Voice 2020” gồm NSND Công Lý, NSND Thu Hà, NSƯT Thu Hạnh, NSƯT Quang Thắng, NSƯT Tiến Minh, nghệ sĩ Mạnh Kiên, nghệ sĩ Thanh Hương.

Ngay từ khi phát động cuộc thi đã thu hút sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ trong Nhà hát. Cuộc thi bắt đầu khởi động từ ngày 9-4 dự kiến kết thúc ngày 18-4, song BTC nhận được nhiều tác phẩm dự thi nên đã mở rộng thời gian “chốt hạn” là ngày 25-4. Thông qua cuộc thi, nhiều ca khúc ấn tượng, phong cách trình diễn sáng tạo được “trình làng” khiến khán giả tấm tắc khen ngợi “sở đoản” của các nghệ sĩ. Phải kể đến là bài hát “Tạm biệt Corona” của nghệ sĩ Trần Thanh ở Đoàn kịch 3. Trên nền nhạc ca khúc “Thật bất ngờ” (Trúc Nhân), nghệ sĩ Trần Thanh đã tự viết lại lời với chủ đề rất phù hợp với cuộc thi. Ca từ hài hước, dí dỏm và mang tính thời sự cùng phong cách kể chuyện “độc lạ”, ngay lập tức, MV “Tạm biệt Corona” nhận số lượt yêu thích lớn. Cũng là tác phẩm “phái sinh” từ ca khúc “Gặp nhau giữa rừng mơ”, nghệ sĩ Thanh Hương và Nguyễn Love đã đầu tư viết lại ca từ mới, với âm hưởng vui tươi, lồng ghép thông điệp rửa tay, thường xuyên đeo khẩu trang, không tập trung đông người qua ca khúc “Gặp nhau giữa mùa Covid-19”. Ca khúc còn ca ngợi những người đầu chiến tuyến, là những y bác sĩ đang ngày đêm quên mình vì sức khoẻ của cộng đồng, không quản hiểm nguy chiến đấu với kẻ thù vô hình trên tuyến đầu chống dịch. “Kìa người hùng áo trắng đó, diệt giặc thù Covid/Đang quên mình vì nước non trên mọi chiến trường/Thông ca, xông pha, tranh giật với tử thần/Nguy nan, không than tất cả vì người dân”. Đó là thông điệp “Về niềm tin, nơi trận chiến mà không ai bị bỏ lại phía sau”.

Vẫn hướng tới những người ở nơi đầu chiến tuyến, nghệ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy công tác phòng Nghệ thuật dự thi ca khúc “Ngủ một chút đi anh” (Tác giả: Tô Vân; âm nhạc: Duy Thắng). Qua giọng hát truyền cảm cùng hình ảnh chân thực, mang tính thời sự, ca khúc gây xúc động người xem. Giới thiệu về quá trình thực hiện sản phẩm âm nhạc, nghệ sĩ Thanh Thúy cho hay, đây hoàn toàn là sản phẩm “handmade 100%” được quay trên điện thoại di động và các công đoạn hậu kỳ làm tại nhà. Nghệ sĩ Trần Thanh chia sẻ, MV “Tạm biệt Corona” được anh thực hiện ngay tại nhà chỉ trong vòng 1 ngày. NSƯT Quang Thắng, diễn viên Đoàn kịch 1 cũng tham gia với ca khúc “Việt Nam ơi! Cùng nhau đồng lòng” (sáng tác Lã Phong Lâm). Chia sẻ về mục đích cuộc thi, NSƯT Quang Thắng cho biết, hưởng ứng Chỉ thị 16/TTg của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi những nghệ sĩ muốn đóng góp lời ca, tiếng hát đã dành tặng những khán giả.

Trước đó, NSND Trung Hiếu đưa ý tưởng tổ chức cuộc thi “Nhà hát Kịch The Voice 2020” nhằm phát hiện tài năng của những diễn viên, nghệ sĩ, thông qua cuộc thi gắn kết các gia đình với nhau và lan tỏa thông điệp mọi người hưởng ứng phong trào “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Dù giải thưởng cuộc thi không lớn, nhưng có ý nghĩa vô cùng đối với văn, nghệ sĩ, giúp họ gắn kết, đồng lòng cùng chung sức đẩy lùi “giặc Covid-19”. Trong thời điểm “giãn cách xã hội”, giống như nhiều ngành nghề khác, ngành giải trí “đóng băng”, rạp chiếu phim đóng cửa, sân khấu nhà hát kịch tạm dừng. Bởi thế, sân chơi “Nhà hát Kịch The Voice 2020” tạo khí thế cho văn nghệ sĩ để khi “Việt Nam chiến thắng Covid-19”, nghệ sĩ được trở lại với nhịp sống hằng ngày để được cháy hết mình với những với diễn hay, mới lạ, phục vụ công chúng Thủ đô. “Chúng tôi kỳ vọng rằng, Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung sẽ sớm khống chế và loại bỏ được dịch bệnh này. Các nghệ sĩ, diễn viên lại có thể tiếp tục quay lại với ánh đèn sân khấu, để tiếp tục đam mê và sáng tạo nghệ thuật”, NSƯT Quang Thắng cho biết.

Góp tiếng nói của âm nhạc trong cuộc chiến chống Covid-19, không thể không nhắc tới tuyển tập “Niềm tin” do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát hành. Mặc dù thời gian phát động ngắn (từ đầu tháng 4) nhưng Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã nhận được hơn 100 sáng tác của các tác giả chuyên và không chuyên trên cả nước.. Hội đồng nghệ thuật đã chọn 60 ca khúc của 52 tác giả đưa vào tuyển tập “Niềm tin” hằm nhằm góp sức cùng cac cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, chống dịch Covid-19 thông qua âm nhạc.  Giai điệu, lời ca của các ca khúc thể hiện sự đồng cảm, tinh thần đoàn kết, ý chí và ý thức trách nhiệm với xã hội, đồng lòng cùng toàn dân, Chính phủ chống “đại dịch Covid-19”.

Nhiều ca khúc âm hưởng dân ca, chuyển tải tinh thần sẻ chia trong cộng đồng, tâm tư tình cảm của những người phải tạm xa gia đình đi làm nhiệm vụ. Nổi bật, tuyển tập giới thiệu 6 ca khúc được 6 nhạc sĩ phổ nhạc từ các bài thơ đang được lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội. Trong đó, có bài thơ “Nếu anh không về” của tác giả Vũ Tuấn, một giáo viên dạy Toán ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Hai ca khúc phổ thơ “Ngủ một chút đi anh” và “Những bông hoa nở giữa mùa dịch” của nhạc sĩ Tô Văn (Lai Châu), do ca sĩ Việt Tú thể hiện với những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng và đầy xúc động, đang được khán giả đón nhận, yêu thích và chia sẻ rộng rãi.

Bên cạnh những “anh hùng nơi tuyến đầu” thì các văn nghệ sĩ cũng là “chiến sĩ văn hóa” trên mặt trận chống “giặc Covid-19”.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch

Hôm qua, 23-4 là ngày đầu tiên 28 quận, huyện, thị xã của Hà Nội (trừ 2 huyện Mê Linh, Thường Tín) nới lỏng cách ly xã hội, thực hiện trở lại các yêu cầu giãn cách xã hội quy định tại Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới cho thấy, đường phố khá đông đúc; hầu hết người dân vẫn duy trì đeo khẩu trang. Tuy nhiên, tình trạng một số nơi còn tập trung đông người, không giữ khoảng cách an toàn... đặt ra yêu cầu phải tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định giãn cách xã hội để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Bảo vệ thành quả, giữ thế chủ động chống dịch Covid-19

Từ 0h ngày 23-4, Hà Nội chính thức ngừng thực hiện cách ly xã hội, trừ hai huyện Mê Linh và huyện Thường Tín. Kết quả này có được là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thành phố, với những chiến lược phù hợp, phản ứng kịp thời, quyết liệt chống “giặc vô hình” Covid-19 kéo dài gần 40 ngày qua, kể từ ca mắc đầu tiên vào ngày 6-3 trên địa bàn Hà Nội. Nhiệm vụ bây giờ của mỗi người dân Thủ đô, đó là phải bảo vệ thành quả, giữ thế chủ động chống dịch Covid-19.

Link bài gốc https://phapluatxahoi.vn/moi-nghe-si-la-mot-chien-si-tren-mat-tran-van-hoa-190134.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com