Xem nhiều

Mối nguy khủng khiếp quanh xác tàu ngầm dưới đáy biển Na Uy

15/07/2019 15:17

Kinhte&Xahoi Tròn 30 năm sau khi một tàu ngầm Nga bị chìm dưới đáy biển, các nhà khoa học Na Uy vừa cho biết đã đo được mức độ phóng xạ cao bất thường ở khu vực tàu chìm.

Tàu chở dầu Kokuka Courageous treo cờ Panama, thuộc sở hữu của công ty Nhật Bản và Front Altair mang cờ Quần đảo Marshal trong biên chế một công ty Na Uy bị tấn công, bốc cháy khi đang di chuyển trên Vịnh Oman hôm 13/6. Cuộc tấn công xảy ra chỉ một tháng sau vụ 4 tàu hàng bị phá hoại ngoài khơi Các tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE).

Tròn 30 năm sau khi một tàu ngầm Nga bị chìm dưới đáy biển, các nhà khoa học Na Uy vừa cho biết đã đo được mức độ phóng xạ cao bất thường ở khu vực tàu chìm. Tuy nhiên, họ cho rằng kết quả này không quá đáng ngại vì tàu chìm ở sâu dưới đáy biển, ít có các loại cá sinh trưởng.

Con tàu thiết lập độ sâu kỷ lục

Lịch sử của tàu Komsomolets bắt đầu từ năm 1966. Tại thời điểm đó, một nhóm các nhân viên tại Cục thiết kế Rubin do ông N. A. Klimov và kỹ sư Y. N. Kormilitsin được chỉ đạo bắt tay vào nghiên cứu Dự án 685. Còn được gọi là K-278, Dự án 685 được tiến hành nhằm tạo ra nguyên mẫu để thử nghiệm các tàu ngầm lặn sâu của Liên Xô trong tương lai. Suốt tám năm, các kỹ sư đã gặp khó khăn trong việc tìm ra một loại kim loại có thể chịu được áp lực cực kỳ lớn ở khu vực sâu.

Con tàu khi chưa gặp sự cố.

Đến năm 1974, thiết kế thân tàu đôi đã được hoàn thành, với hợp kim titan được lựa chọn để chế tạo phần thân tàu bên trong. Sau khi phần thiết kế được hoàn tất, ngày 22/4/1978, Xưởng đóng tàu Sevmash của Liên Xô bắt đầu tiến hành hoạt động xây dựng con tàu. Theo ý tưởng của giới chức Liên Xô, đây sẽ là một siêu tàu ngầm không giống bất kỳ loại tàu nào khác.

Theo thiết kế, con tàu này có thể di chuyển với vận tốc cao, có khả năng hoạt động ở độ sâu đáng kinh ngạc đối với một chiếc tàu ngầm chiến đấu. Đến ngày 30/5/1983, con tàu chính thức hoàn thành. Khó khăn trong việc gia công titan là một yếu tố góp phần khiến thời gian xây dựng con tàu bị kéo dài một cách bất thường.

Năm 1984, tàu ngầm Komsomolets chính thức được ra mắt. Con tàu có chiều dài là 110m, rộng hơn 12m, với phần thân trong rộng khoảng 2,5m. Tàu có lượng giãn nước 6.500 tấn. Việc sử dụng titan thay vì thép đã khiến cho con tàu nhẹ hơn đáng kể. So với các tàu lúc bấy giờ, tàu của Liên Xô có thiết kế thân đôi độc đáo, với phần thân bên trong làm bằng titan, giúp tàu có khả năng lặn sâu hơn.

Phần thân bên trong được chia thành bảy khoang, trong đó có hai khoang được gia cố để tạo vùng an toàn cho thủy thủ đoàn và một khoang thoát hiểm được chế tạo ở khu vực quạt gió để cho phép thủy thủ đoàn có thể từ bỏ con tàu trong trường hợp tàu bị chìm ở độ sâu tới 1.500m.

Tàu ngầm được trang bị một lò phản ứng hạt nhân nước áp lực 190 megawatt OK-650B-3, 2 động cơ tuabin hơi nước 45.000 mã lực. Hệ thống năng lượng này giúp con tàu có thể di chuyển với tốc độ tới 30 hải lý khi di chuyển ở dưới nước và 14 hải lý khi di chuyển trên bề mặt nước.

Tàu được trang bị hệ thống định vị dưới nước MGK-500 Qua Skat (tên mã NATO: Shark Gill) cùng hệ thống định vị hiện đại vẫn đang được sử dụng trong các tàu ngầm tấn công lớp Yasen ngày nay. Vũ khí trên tàu bao gồm sáu ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn đường kính 533 mm, trong đó có 22 ống phóng ngư lôi Type 53 và các ngư lôi siêu chống hạm Shkval.

Tháng 1/1984, tàu ngầm nói trên chính thức gia nhập Hạm đội phương Bắc của Liên Xô và bắt đầu tham gia một loạt các thử nghiệm lặn sâu. Theo Thuyền trưởng hạng nhất Yuri Zelensky, tàu ngầm khi đó đã thiết lập độ sâu kỷ lục hơn 1.010m - một thành tích đáng kinh ngạc nếu xét tương quan với tàu ngầm lớp USS Los Angeles của Mỹ chỉ có thể hoạt động được ở độ sâu tối đa tuyệt đối là khoảng 450m.

Tàu ngầm này cũng có một hệ thống bề mặt đặc biệt với nhiều tính năng vượt trội. Hải quân Liên Xô khi đó coi con tàu thuộc dự án K278 là bất khả xâm phạm ở độ sâu lớn hơn 1.000m bởi các tàu hoạt động ở độ sâu như vậy rất khó phát hiện. Thêm vào đó, các loại ngư lôi của đối thủ, đặc biệt là ngư lôi Mark 48 của Mỹ, chỉ có thể hoạt động ở độ sâu tối đa khoảng 800m. Mặc dù ban đầu đây chỉ là một tàu thử nghiệm nhưng về sau con tàu được chế tạo thành một tàu sẵn sàng hoạt động vào năm 1988.

Sự cố đau đớn

Ngày 7/4/1989, khi đang vận hành ở độ sâu khoảng 385m, tàu Komsomolets đã bất ngờ gặp trục trặc ở giữa biển Na Uy. Theo các nhà nghiên cứu Norman Polmar và Kenneth Moore, chịu trách nhiệm vận hành con tàu khi đó là thủy thủ đoàn thứ hai, mới được đào tạo để vận hành con tàu.
 
Thêm vào đó, con tàu vốn dĩ ban đầu là một con tàu thử nghiệm nên không có một bên khác chịu trách nhiệm kiểm soát những hư hại trên tàu. Các thông tin cho biết, một đám cháy đã bùng phát ở khoang thứ bảy của con tàu. Ngọn lửa sau đó đã đốt cháy một van cung cấp không khí, khiến ngọn lửa càng bùng lên mạnh hơn. Các biện pháp chữa cháy đã không có tác dụng.

Lò phản ứng trên tàu khi đó đã ngừng hoạt động khẩn cấp và các bể dằn đã bị thổi bay lên trên bề mặt tàu ngầm. Ngọn lửa tiếp tục lan rộng, và thủy thủ đoàn đã nỗ lực dập lửa trong suốt sáu tiếng đồng hồ trước khi lệnh từ bỏ con tàu được đưa ra.

Theo các ông Polmar và Moore, ngọn lửa khi đó dữ dội đến mức các thuyền viên trên boong tàu chỉ dám đứng nhìn các lớp gạch phủ cao su rơi ra do sức nóng cực độ. Thuyền trưởng hạng nhất Evgeny Vanin, sỹ quan chỉ huy tàu, sau đó đã cùng với bốn người khác quay trở lại tàu để tìm các thuyền viên không nghe thấy lệnh từ bỏ tàu.

Ông Vanin và nhóm cứu hộ đã không thể mạo hiểm đi xa hơn trên con tàu vì tàu ngầm khi đó đang nghiêng 80 độ. Họ đã xông vào buồng cứu hộ. Sau một hồi vật lộn, buồng cứu hộ tách ra được khỏi thân tàu nhưng khi nổi lên trên bề mặt nước, sự thay đổi áp suất đột ngột đã khiến cho nắp trên cùng bị thổi bay đi, đẩy hai thuyền viên văng ra khỏi buồng.

Buồng cứu hộ và viên thuyền trưởng cũng như các thành viên còn lại của nhóm giải cứu nhanh chóng bị chìm dưới những con sóng. Chỉ có bốn người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn trên tàu nhưng sau khi tàu ngầm bị chìm, nhiều người đã phải vật lộn trong làn nước chỉ 2 độ C. Sau một giờ, các tàu đánh cá Alexi Khlobystov và Oma đã đến và giải cứu 30 thuyền viên trên tàu.

Song, một số người sau đó đã không qua khỏi vì những vết thương. Tính tổng cộng, trong số 69 người có mặt trên tàu ngầm khi thảm họa xảy ra, 42 người đã thiệt mạng, trong đó có Thuyền trưởng hạng nhất Vanin. Đây được xem là một trong những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử hải quân Liên Xô.

Mức độ phóng xạ cao gấp 80 ngàn lần bình thường

Cho đến nay, tàu Komsomolets vẫn nằm ở độ sâu khoảng 1.700m dưới đáy biển Na Uy cùng với lò phản ứng hạt nhân và hai ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân Shkval. Kể từ những năm 1990, giới chức Na Uy hàng năm đều tiến hành các cuộc thám hiểm để theo dõi mức độ phóng xạ phát ra từ con tàu nhưng không phát hiện gì.

Từ năm 1989 đến 1998, giới chức Nga cũng đã tiến hành bảy cuộc thám hiểm để bảo đảm lò phản ứng trên tàu không bị rò rỉ phóng xạ cũng như bịt kín các ống phóng ngư lôi. Các nguồn tin của Nga cho biết, trong các chuyến thăm dò này, họ đã phát hiện những bằng chứng cho thấy các đặc vụ nước ngoài cũng đã thực hiện các chuyến thăm dò trái phép tại tàu ngầm bị chìm.

Những ngày gần đây, con tàu trên lại gây xôn xao dư luận khi một nhóm các nhà thám hiểm Na Uy tuyên bố đã phát hiện mức phóng xạ cao bất thường ở vùng nước xung quanh con tàu. Trưởng nhóm thám hiểm Hilde Elise Heldal thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương Na Uy cho biết, tại cuộc thăm dò năm nay, nhóm thám hiểm đã lần đầu tiên sử dụng một phương tiện vận hành từ xa có tên là Aegir 6000 để quay phim xác tàu và lấy mẫu nước phân tích.

Cơ quan An toàn Phóng xạ và Hạt nhân Na Uy cho biết kết quả kiểm tra với các mẫu nước lấy được từ cuộc thám hiểm cho thấy mức độ phóng xạ tại địa điểm này cao hơn tới 800.000 lần so với bình thường. Một trong ba mẫu nước được lấy từ ống thông gió của con tàu có mức phóng xạ cao hơn 100.000 lần so với nước biển thông thường.

Tuy nhiên, ông Heldal cho rằng mức phóng xạ dù cao nhưng không đáng báo động vì phóng xạ đó ở tầng nước sâu và không có nhiều cá ở đó. Đây không phải là lần đầu tiên chất phóng xạ được phát hiện rò rỉ từ con tàu của Liên Xô. Trước đó, hồi năm 2007, một đoàn thám hiểm người Nga cũng đã phát hiện sự gia tăng tăng đột biến khí thải hạt nhân ở khu vực này.


 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết quả thi THPT Quốc gia 2019: Không còn “mưa” điểm 10, không còn tình trạng 30 điểm vẫn trượt đại học

Sáng 14/7, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố điểm thi và kết quả phân tích phổ điểm của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, điểm cao nhất là môn Giáo dục công dân (GDCD), thấp nhất là tiếng Anh. Điểm trung bình các môn thi năm nay hầu hết đều cao hơn năm 2018. Theo các chuyên gia tuyển sinh, sẽ có khoảng trên 90% thí sinh đỗ tốt nghiệp và sẽ không còn tình trạng 30 điểm vẫn trượt đại học.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com