Xem nhiều

Một tách cà phê nóng cho buổi bình minh

27/09/2021 07:35

Kinhte&Xahoi 17h ngày 8/9/2021, Lâm Đồng cho phép hoạt động trở lại với một số ngành nghề. Thành phố cao nguyên xinh đẹp bắt đầu tỉnh dậy sau những ngày ngủ quên. Quyết định này được ban hành sau một thời gian chống dịch nghiêm túc và kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Dẫu nỗi lo thì không thể xua tan hết một lúc được, dẫu còn đâu đó phập phồng, nhưng nỗi vui mừng đã toả lan khắp. Các cư dân Đà Lạt đón mừng ngày bình thường mới bằng những cách của riêng mình.

Bình thường mới, cách đây một năm, nó rất đỗi bình thường. Thế mà giờ đây, đó lại là niềm mong mỏi mãnh liệt của người dân cả nước, đặc biệt là ở những thành phố nơi dịch bệnh đang hoành hành.

Sáng ngày 9/9, đường phố Đà Lạt như ấm lên bởi những hoạt động thường nhật của người dân. Những góc phố vắng, chiếc bàn cà phê cứ hai người ngồi một. Ly cà phê nóng hổi, bốc lên từng làn khói, hương cà phê thoảng trong không gian. Một hình ảnh quen thuộc nhường ấy ở bao nhiêu thành phố, bao đô thị Việt Nam. Giờ đây là nỗi ước ao, thèm muốn. Với người dân ở khắp nơi, được quay về những thói quen thường nhật đã là hạnh phúc lớn lao.

Tiệm bún bò bên hông chợ Đà Lạt, người ta ngồi xuýt xoa với tô bún nóng hổi. Người ta chạy xe xuống phố, ngắm đường phố như mới tỉnh dậy sau giấc ngủ dài. Bờ hồ Xuân Hương, người người chạy bộ ven hồ, hít một hơi căng phồng lồng ngực cái không khí trong mát mặt hồ mà lâu rồi chưa thấy lại. Những khách sạn tươm tất chuẩn bị mở cửa để đón cư dân nội tỉnh đi “đổi gió” sau những ngày cuồng chân.

Những hình ảnh “bình thường mới” ấy không chỉ làm người Đà Lạt xôn xao. Sài Gòn, rồi Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, những thành phố cũng đã lâu ngày người dân phải “ở yên” do sự đe doạ của con virus Corona vô hình, ngóng về Đà Lạt với ánh mắt thèm thuồng, với ước ao “giá mà có cánh bay đến”, và với cả niềm háo hức, vui lây.

Từ nhiều ngày nay, người Sài Gòn đã nói nhiều đến “bình thường mới”. Dù những con số F0 vẫn cập nhật mỗi ngày. Dù còn lắm cam go, khốc liệt! Nhưng giờ đây, tất cả hiểu rằng đã đến một giai đoạn mới của cuộc chiếc chống dịch. Những ngày “ở yên trong nhà” rồi sẽ phải kết thúc. Dù chẳng phải “tháo cũi sổ lồng” ngay được, những mọi thứ sẽ đến từ từ. Từ những hàng quán được bán lại, dẫu chỉ mang về, từ những công xưởng bắt đầu lên kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất an toàn, từ những kế hoạch lớn nhỏ của thành phố, để từ từ bước vào cuộc sống bình thường, tái thiết nền kinh tế.

Và “hộ chiếu vắc xin” đã liên tục xuất hiện trên cửa miệng của người dân những ngày qua. Sài Gòn đã có trên 8 quận huyện tiêm 100% vắc xin cho người trên 18 tuổi, tỉ lệ tiêm trên toàn thành phố đang tăng lên nhanh chóng với sự nỗ lực của chính quyền các cấp và sự thuận tình của người dân. Tại Hà Nội, hơn 1500 dây chuyền tiêm vắc xin đã hoạt động hết công suất với trên 200 ngàn mũi/ ngày, thậm chí tranh thủ tiêm cả vào ban đêm. Giờ đây, người dân chẳng còn mấy ai phàn nàn, so bì chuyện vắc xin này hay vắc xin nọ. Những hàng dài xếp hàng lặng lẽ, chờ tiêm. Những người chủ động mang chứng minh nhân dân để được tiêm những mũi cuối cùng của khu vực. Có lẽ giờ này, ai cũng hiểu, “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”. Chỉ có những liều vắc xin, chứ không gì khác mới là tấm vé đưa người ta đến những ngày bình thường.

Những chuyến hàng đầu tiên đã được nhập về các chợ đầu mối lớn ở Sài Gòn những ngày qua. Đã một số quán hàng rục rịch mở cửa, dẫu chỉ là bán online. Trên mạng xã hội, người ta bắt đầu rôm rả bàn tán. Rằng việc đầu tiên mà bạn làm ngay sau khi hết giãn cách sẽ là gì? Có người nói, sẽ đi hớt tóc, có người nói sẽ đi ăn một bát phở thật ngon. Cũng có những người bắt tay ngay vào công việc, đẩy nhanh tiến độ để lấy lại khoảng thời gian đã mất...

Và có không ít người Sài Gòn chia sẻ, sẽ phi ngay ra cà phê lề đường uống ngay một ly cà phê nóng. Chẳng phải vì thèm cà phê đến thế đâu, bởi cả khi giãn cách, phong toả, người Việt giỏi xoay sở vẫn tìm cách mua được cho mình những gói cà phê đóng hộp, cà phê pha phin để thoả cơn “nghiền”.

Cái mà người ta thèm nhất, sau những ngày giãn cách, ở nhà dài đằng đẵng chính là không gian thoáng đãng và tiếng người cười nói. Ở giữa không gian thân thuộc của đường phố, nhấp ly cà phê nóng như những ngày bình thường xưa kia, ngắm phố xá nhộn nhịp, lắng nghe tiếng cười nói xôn xao, cảm nhận niềm hạnh phúc toả lan, hạnh phúc của sự bình thường. Cuộc sống bình thường trở lại bắt đầu từ những khoảnh khắc giản dị như thế.

Giờ Đà Lạt, Lâm Đồng đi trước. Người dân khắp nơi trông vào một thành phố du lịch nổi tiếng để mà an ui, hy vọng, chờ mong. Mong rằng, Đà Lạt sẽ luôn bình an trong những ngày “hé cửa”. Mong rằng hộ chiếu vắc xin sẽ phủ xanh toàn bộ dân cư cả nước, một ngày gần đây thôi. Mong rằng rồi đường phố sẽ nhộn nhịp, buôn bán lại sầm uất, lại có tiếng còi xe, cả kẹt xe, cả khói bụi mà chẳng ai cất tiếng phàn nàn.

Đến lúc ấy, ly cà phê nóng cũng không còn là giấc mơ xa xỉ của những ngày nhốt mình sau bốn bức tường nhà. Bao nhiêu trái tim giờ đây như đang được “lên dây cót”, háo hức chờ bình thường mới cho một ngày mai!

Trân Trân - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trẻ học online tại nhà: Tránh áp lực, tạo niềm vui

Việc tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, thiếu tương tác thực tế với thầy cô bạn bè sẽ gây ra cho trẻ học online không ít áp lực và cần cha mẹ lẫn thầy cô có những phương pháp để khiến trẻ bớt đi căng thẳng, học mà vui.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/mot-tach-ca-phe-nong-cho-buoi-binh-minh-d167228.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com