Xem nhiều

Mùa xuân ấm tình người

30/01/2022 08:40

Kinhte&Xahoi Hà Nội và cả nước đang trải qua những tháng ngày khó khăn bởi đại dịch COVID-19. Trong những tình huống cấp bách đó, tình cảm gắn bó, sẻ chia, “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng lại càng được thể hiện rõ nét.

Ấm áp, thân tình…

 Những lần “càn quét” của dịch COVID-19 khắp cả nước cho thấy sức tàn phá của đại dịch này thật khủng khiếp. Đại dịch phá hoại hết mọi thành quả phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, tác động trực tiếp đến đời sống của hàng triệu lao động, khiến họ rơi vào cảnh khó khăn, bí bách.

Với tinh thần, trách nhiệm và truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam, trong những lúc khó khăn, tình người lại được “kích hoạt”, lan truyền năng lượng tích cực và tốt đẹp.

Nhớ lại những ngày đầu tiên của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư tại Hà Nội, ai cũng đều hoang mang, lo lắng trước “kẻ thù” vô hình này. Với tinh thần lạc quan, tin tưởng vào những phương án phòng, chống dịch của các cấp, ngành, cùng với sự quan tâm, sẻ chia của cộng đồng nên người dân sống trong khu vực bị phong tỏa, cách ly y tế cũng thấy ấm áp nghĩa tình.

Bác Vũ Thị Phượng, ở ngõ 330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Phường Thanh Xuân Trung là một trong những ổ dịch lớn nhất của thành phố Hà Nội. Hàng ngày, nghe lực lượng phòng chống dịch thông báo số ca mắc tại địa phương liên tục gia tăng, chúng tôi không ngừng lo lắng. Tuy nhiên, trong lúc khó khăn đó, những người dân sống giữa tâm dịch luôn nhận được sự động viên, quan tâm của các cấp chính quyền và Nhân dân Thủ đô. Điều đó như một sức mạnh vô hình động viên chúng tôi vượt qua khó khăn”.

Đoàn viên, thanh niên giúp người dân mua hàng tại "Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội trái tim hồng"

Cũng sinh sống tại ngõ 330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung), bác Trần Văn Huy không giấu nổi niềm xúc động nhớ lại: “Toàn bộ khu dân cư ngõ 330 bị phong tỏa để phòng chống dịch. Trong những ngày thực hiện cách ly y tế, các gia đình trong khu vực phong tỏa đã được lãnh đạo phường, quận và thành phố động viên, thăm hỏi và tặng những phần quà là nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày. Ngoài ra, còn rất nhiều các hội nhóm, “mạnh thường quân” cũng như Nhân dân Thủ đô luôn quan tâm và hỗ trợ chúng tôi. Nhờ đó, những hộ dân sống tại con ngõ này luôn cảm thấy hạnh phúc và tin tưởng vào ngày chiến thắng đại dịch”.

Không chỉ những người được đón nhận tấm lòng, món quà đó mới cảm thấy ấm áp, ý nghĩa mà ngay chính những người thực hiện các hoạt động trao tặng, “tiếp sức” cũng cảm thấy tự hào. Chị Trần Thị Huyền (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chia sẻ: “Mỹ Đức là một trong số những địa phương nằm trong “vùng xanh” của Thủ đô. Để chung tay, góp sức cùng bà con nội thành và những khu vực phong tỏa, cách ly y tế yên tâm chống dịch, những người dân Mỹ Đức đã huy động cùng nhau thu hoạch nông sản gửi tặng bà con. Mặc dù chỉ là những mớ rau xanh hay chục trứng gà... nhưng đó là tấm lòng của Nhân dân Mỹ Đức với mong muốn sẻ chia, giúp đỡ bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống”.

Với quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau nên hằng ngày, hằng giờ trên các con đường, ngõ phố hay giữa trung tâm Thủ đô luôn xuất hiện nhiều hành động giúp đỡ, sẻ chia với cộng đồng từ những suất cơm, thùng nước miễn phí… đến những “siêu thị 0 đồng”, “xe buýt 0 đồng”… Điều đó đã mang đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn, người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa và lực lượng làm tuyến đầu phòng chống dịch sự sẻ chia, động viên đầy ấm áp.

… không để ai bị bỏ lại phía sau

 Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư đã khiến nhiều người dân, lao động đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội lâm vào tình cảnh khó khăn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, thành phố Hà Nội và các cấp chính quyền, đoàn thể bằng nhiều hình thức… đã giúp họ giảm bớt khó khăn, cùng chung sức, đồng lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.

Tại quận Ba Đình, bà Phạm Thị Diễm, Phó Chủ tịch UBND quận cho biết: Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” cùng đạo lý “thương người như thể thương thân”, UBND quận đã chỉ đạo các cấp, ngành vào cuộc chăm lo gia đình chính sách, người nghèo, người yếu thế trên địa bàn trong thời điểm khó khăn này.

Riêng đối với phong trào hỗ trợ người nghèo, người yếu thế do dịch COVID-19, UBND quận chỉ đạo đoàn thể, chính quyền các phường cần có những việc làm thực chất, chân tình như đi chợ giúp những hộ bị cách ly, già yếu, neo đơn; Trao tặng nhu yếu phẩm cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình Triệu bữa cơm nghĩa tình đã hỗ trợ rất nhiều người vượt qua khó khăn

“Trong thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện, các phường trên địa bàn đã tặng hàng trăm suất quà, trị giá từ 500.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/suất. Ngoài ra, các phường còn tặng nhu yếu phẩm gồm gạo, mì tôm, trứng, bánh kẹo, rau quả... cho những gia đình nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Việc làm này góp phần giúp các hộ nghèo, người mất việc vượt qua thời điểm khó khăn do dịch bệnh”, bà Diễm cho biết.

Không chỉ tại Ba Đình, nhiều địa phương khác cũng phát huy tinh thần tương thân tương ái trong việc giúp đỡ những gia đình sống trong khu cách ly, phong tỏa. Tại một số khu phố, ngõ, xóm bị phong tỏa, việc mua nhu yếu phẩm của nhiều gia đình là không thể. Vì thế, các hội viên phụ nữ, đoàn viên, thanh niên, cán bộ tổ dân phố… đã gánh vác thêm nhiệm vụ mới là “đi chợ hộ” để cho những gia đình đang bị cách ly không thiếu thốn gì, giúp họ yên tâm vượt qua khó khăn.

Đơn cử như tại quận Hà Đông, ngay sau khi địa bàn có ca bệnh F0, 13 hộ dân tại tổ dân phố Hà Trì 1, phường Hà Cầu (quận Hà Đông) nhận được quyết định phong tỏa con ngõ. Để người dân yên tâm, UBND phường Hà Cầu đã cử đại diện Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Hà Trì 1 hỗ trợ mua nhu yếu phẩm 2 lần mỗi ngày giúp các hộ dân.

Thời gian vừa qua, các ban, ngành thành phố cũng triển khai nhiều chương trình ý nghĩa nhằm giúp đỡ người dân, người lao động gặp khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động như tổ chức “Siêu thị 0 đồng”, “Túi an sinh Công đoàn”… để kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch. Người lao động yên tâm phòng, chống dịch, ổn định cuộc sống và tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra; Hay các "Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội trái tim hồng" mở cửa, phục vụ cho gần 1.000 người bao gồm lao động nghèo và sinh viên đang ở lại trong các khu ký túc xá… đã cho thấy trong lúc khó khăn, người yếu thế, người lao động nghèo luôn nhận được sự quan tâm động viên của Nhân dân và chính quyền Thủ đô.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết: Với quyết tâm giúp người dân sớm được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ để giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống, thời gian qua, cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đã chỉ đạo đồng bộ, triển khai khẩn trương, quyết liệt các chính sách hỗ trợ của Trung ương, đặc thù của thành phố cho đối tượng khó khăn. Với sự vào cuộc tích cực đó, theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, đến nay, tổng trị giá các nguồn lực mà thành phố đã hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là hơn 6.012 tỷ đồng. Số tiền này đến với hơn 5,12 triệu lượt người, hộ gia đình, góp phần giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn dịch bệnh, ổn định cuộc sống.

Thành phố cũng triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đặc thù đến gần 1,6 triệu lượt người dân, người lao động, tập trung chủ yếu ở nhóm hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội, người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền...

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương khẳng định, hiện nay, thành phố đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhịp sống dần trở lại “trạng thái bình thường mới” song các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội đến với các trường hợp khó khăn; Tiếp sức cho người lao động, doanh nghiệp vững tâm vượt qua những tác động khó khăn của đại dịch.

Có thể thấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người dân Việt Nam nói chung và người dân Thủ đô nói riêng vẫn giữ được tinh thần đoàn kết, nhường cơm, sẻ áo; Từ đó, cùng nhau nhất trí, đồng lòng thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và thành phố trong cuộc chiến chống đại dịch cam go.

 Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hướng dẫn liều dùng vaccine Moderna

Đối với liều dùng vaccine do Moderna sản xuất, người tiêm liều bổ sung thì sử dụng liều là 0,5ml; còn với người tiêm liều nhắc lại, liều dùng là 0,25ml (tức là 1/2 liều cơ bản).

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/mua-xuan-am-tinh-nguoi-188942.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com