Xem nhiều

Nghỉ không lương do Covid 19 rồi nghỉ việc luôn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

20/05/2020 15:33

Kinhte&Xahoi Trợ cấp thất nghiệp (TCTN) là một trong các chế độ của Bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng Quỹ BHTN. Để được hưởng TCTN , người lao động cần đáp ứng các điều kiện nào? Khi nghỉ không hưởng lương do Covid-19, sau đó chấm dứt hợp đồng lao động thì có được hưởng TCTN hay không?

Ảnh minh họa

Thứ nhất, về điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Người lao động (NLĐ) đang đóng hiểm thất nghiệp (BHTN) được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:

1. Đã tham gia đóng BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc, cụ thể:

- Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn;

- Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

2. Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Chết.

Người lao động đang đóng BHTN được xác định là NLĐ có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

- NLĐ có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương tại doanh nghiệp.

- NLĐ có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại doanh nghiệp.

Như vậy, NLĐ muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp, ngoài thỏa mãn các điều kiện 1, 2, 3, 4 nêu trên cần đáp ứng điều kiện về “tháng liền kề”.

Lưu ý: Khoảng thời gian mà NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại doanh nghiệp mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc thì không được tính vào thời gian đóng BHTN để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thứ hai, nghỉ không hưởng lương do Covid-19, sau đó chấm dứt HĐLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:

Điều 42. Quản lý đối tượng

….

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.[…]

Trong trường hợp NLĐ nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng do Covid-19 thì tháng đó không đóng BHXH. Quy định trên chỉ đề cập đến BHXH mà không nêu rõ loại bảo hiểm; tuy nhiên, có thể hiểu rằng trong tháng đó, NLĐ không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì doanh nghiệp sẽ không phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho NLĐ.

Riêng với BHYT, tham khảo Điểm 9.7 Mục 9 của Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 khi doanh nghiệp phát sinh giảm NLĐ tham gia bảo hiểm thì doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện thủ tục báo giảm lao động đến cơ quan BHXH để không đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT cho NLĐ trong tháng báo giảm. Trong trường hợp báo giảm chậm (sau ngày cuối cùng của tháng giảm), doanh nghiệp phải đóng BHYT của cả tháng giảm và tháng kế tiếp cho NLĐ.

Như vậy, trong trường hợp tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc do Covid-19 mà NLĐ nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, sau đó nghỉ việc ngay thì NLĐ sẽ không đáp ứng điều kiện về “tháng liền kề” nêu trên để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Người dân bất bình, lên án đối tượng lợi dụng việc đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế để trục lợi

Nhiều cử tri và nhân dân bất bình, lên án đối tượng lợi dụng việc đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế để trục lợi, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước như vụ việc một số cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cấu kết với các đơn vị liên quan nâng khống giá trị gói thầu mua sắm máy xét nghiệm Covid-19…

Link bài gốc https://baophunuthudo.vn/article/85906/173/nghi-khong-luong-do-covid-19-roi-nghi-viec-luon-co-duoc-huong-tro-cap-that-nghiep

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com