Xem nhiều

Người lao động có thể làm thêm không quá 60 giờ/tháng

24/03/2022 07:41

Kinhte&Xahoi Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề sức khỏe hậu COVID-19 là vấn đề lớn đặt ra để thảo luận về quy định tăng giờ làm thêm mỗi tháng.

Các đại biểu dự Phiên họp thứ 9.

Nới “trần” giờ làm thêm lên 60 giờ mỗi tháng

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 9, chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

Nêu ý kiến về thời giờ làm thêm trong 1 tháng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết trong suốt quá trình chuẩn bị, thảo luận về nội dung này, cá nhân ông chưa nhận được đề xuất, lý luận thuyết phục nào của hiệp hội, doanh nghiệp về việc tăng thời giờ làm thêm lên không quá 72 giờ.

“Các đồng chí nói đã khảo sát, vậy thì bao nhiêu doanh nghiệp có đơn hàng làm không kịp, tổng số lượng đơn hàng thu hút được ra sao? Sức khỏe hậu COVID-19 là vấn đề lớn đặt ra, nhiều trường hợp không đơn giản để duy trì trạng thái tâm lý, sức khỏe bình thường sau khi mắc bệnh, giữa lợi trước mắt và lợi lâu dài thì người lao động chọn cái nào?”, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, đồng thời lưu ý vấn đề này thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong trường hợp cấp bách theo Nghị quyết 30 nên phải hết sức cân nhắc khi xem xét, đánh giá đầy đủ, thuyết phục trước khi quyết sách.

Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết với 100% thành viên tán thành.

Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm.

Có 5 trường hợp không được áp dụng tăng giờ làm thêm, gồm: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, không áp dụng quy định này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Chủ tịch Quốc hội dự và góp ý nhiều ý kiến tại Phiên họp thứ 9.

Về số giờ làm thêm trong 1 tháng, Nghị quyết nêu rõ nếu khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.

Nghị quyết có hiệu lực bắt đầu từ 1/4/2022; quy định về thời giờ làm thêm trong 1 năm có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Thời điểm hết hiệu lực sẽ theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/ 2021 của Quốc hội

 Hương Anh - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đưa văn hóa, du lịch thành giá trị phát triển bền vững của quận Hoàn Kiếm

Chiều 23/3, đồng chí Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06) đã chủ trì cuộc làm việc với Quận ủy Hoàn Kiếm về kết quả thực hiện Chương trình 06 gắn với thực hiện Nghị quyết số 09-NQ của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2,8 triệu lượt khách đến Hà Nội trong 3 tháng đầu năm 2022

Theo Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm của Sở Du lịch Hà Nội, lượng khách du lịch nội địa đến Thủ đô trong quý I-2022 ước đạt 2,8 triệu lượt khách, tăng 45,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 7,8 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguồn: Pháp luật Plushttps://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/nguoi-lao-dong-co-the-lam-them-khong-qua-60-gio-thang-d178761.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com