Xem nhiều

Người trong một nước phải thương nhau cùng

03/02/2024 08:18

Kinhte&Xahoi “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”, câu ca dao ấy nhắc nhớ chúng ta về hai tiếng “Đồng bào” thiêng liêng và gần gũi, về tình đoàn kết, tương thân, tương ái được lưu truyền qua bao thế hệ. Cũng nhờ có tinh thần đùm bọc lẫn nhau giữa người với người, đã tạo nên một tập thể đoàn kết, một xã hội đoàn kết, một dân tộc đoàn kết.

“Thương người như thể thương thân”

Nhiều năm nay, đã trở thành thói quen, hằng ngày, trước khi nấu cơm, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Hỗn hợp đảo Mê (tỉnh Thanh Hóa) đều bớt lại một ít gạo từ khẩu phần ăn của mình để bỏ vào “Hũ gạo nghĩa tình đồng đội”. Với cách làm này, trong thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn đã tiết kiệm hơn 7 tấn gạo, tương đương gần 70 triệu đồng để thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình cán bộ, chiến sĩ hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó, nhiều mô hình như “Búp măng vàng”, “Lục lạc vàng”, “Học Bác từ việc nhỏ”... cũng được các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa hưởng ứng, thực hiện hiệu quả.

Đoàn kết và tình yêu thương tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp đất nước vượt qua mọi biến cố. Hai mệnh đề này luôn gắn bó khăng khít và tương hỗ nhau. Có yêu thương, có sự sẻ chia mới tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngược lại, tinh thần đại đoàn kết giúp làm phong phú và giàu thêm ý nghĩa của truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Truyền thống tốt đẹp ấy được cha ông ta đúc kết qua những câu ca dao, tục ngữ giàu hình ảnh: “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”... Ngay từ những năm đầu tiên bước chân đến lớp, các em học sinh đã được truyền dạy về bài học đại đoàn kết qua “Câu chuyện bó đũa”. Lớn lên, các em thêm hiểu sâu sắc hơn về sức mạnh nội sinh của dân tộc qua những áng thơ văn lấp lánh tình nghĩa đồng bào: “Khi hai đứa cầm tay/Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm/Khi chúng ta cầm tay mọi người/Đất nước vẹn tròn to lớn” (thơ Nguyễn Khoa Điềm).

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hỏi, tặng quà cho người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn. (Nguồn ảnh: TTXVN).

Không chỉ bạn bè quốc tế mà ngay cả nhiều người Việt Nam cũng vô cùng ngạc nhiên và khó có thể tin rằng, chỉ từ 1 nghìn đồng, đã có hàng chục nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết được xây dựng, hàng chục nghìn hộ dân thoát nghèo, hàng nghìn cây cầu nối yêu thương được bắc qua những con sông, con suối cho các em học sinh tới trường… Ấy vậy mà điều đó lại là sự thật và có sức lan tỏa rộng lớn thông qua những mô hình ý nghĩa như “Nuôi heo đất tiết kiệm”, “Mỗi ngày 1 nghìn đồng”, “Ngôi nhà 3 nghìn đồng”… Điều đáng trân trọng là các phong trào này được triển khai ngay tại những địa bàn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng trên tinh thần “lá lành đùm là rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, người dân sẵn sàng dành những phần tiền ít ỏi của mình để trao tặng cho những đồng bào còn khó khăn hơn.

Thậm chí, nhiều gia đình vừa thoát diện hộ nghèo nhờ những đồng tiền nghĩa cử lại sẵn sàng nhận một chú heo đất về nuôi để có cơ hội được trao đi. Cứ như thế, những sự sẻ chia, tinh thần tương thân, tương ái luôn được tiếp nối. Từ một phong trào được triển khai tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk, hay tại thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu…, đến nay những mô hình này đã được nhân rộng trên khắp cả nước.

Góp gió thành bão, mỗi ngày chỉ với 1 nghìn đồng, 3 nghìn đồng hay chỉ một nắm gạo, có biết bao hoàn cảnh éo le được giúp đỡ, bao học sinh, sinh viên không phải bỏ học giữa chừng… Thật cảm động khi có những cháu bé còn chưa đến tuổi cắp sách đến trường đã vui vẻ đập lợn đất tiết kiệm tiền mừng tuổi để ủng hộ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Và còn rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ với những món quà giá trị nhưng không để lại tên tuổi, địa chỉ. Họ chỉ mong sao những món quà ấy đến đúng thời điểm, đúng tay người nhận, nhằm giúp vơi bớt đi những mảnh đời bất hạnh, để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Có giá trị cảm hóa, truyền cảm hứng

Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, với chủ đề “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”, trong năm 2023, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên. Ngay tại Lễ phát động, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương, cá nhân đã đăng ký ủng hộ chương trình với tổng kinh phí hơn 250 tỷ đồng. Sau Lễ phát động, rất nhiều người dân tại các địa bàn còn nhiều khó khăn ở miền Trung và Tây Nguyên cũng tự nguyện quyên góp tiền ủng hộ.

Những bước chân đến trường của nhiều em nhỏ thêm phần vững vàng trên những cây cầu nối yêu thương. (Nguồn ảnh: baodautu.vn)

“Đây là việc làm đẹp, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân ái, giúp đỡ, tiếp sức thiết thực, vừa là trách nhiệm, vừa là sự tri ân chân thành đối với đồng bào các dân tộc trên vùng đất mà trước kia bà con đã dành sự hy sinh, cống hiến lớn lao, đóng góp sức người, sức của, không tiếc máu xương cho Tổ quốc” - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chia sẻ tại Lễ phát động.

Cũng trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, những dịp cận Tết Nguyên Đán, các cấp công đoàn ở các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiều năm liền không có điều kiện về quê đón Tết. Theo đó, mỗi năm, có hàng chục nghìn đoàn viên, người lao động được hỗ trợ tiền vé máy bay, vé tàu, xe về quê đón Tết đầm ấm bên gia đình và người thân. Ngoài “Tấm vé nghĩa tình”, nhiều chương trình và hoạt động ý nghĩa khác cũng được các địa phương tổ chức, như “Chợ Tết công đoàn”, “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ”, “Nối vòng tay nhân ái - Tết cho người nghèo”… nhằm giúp người dân vơi bớt khó khăn sau một năm lao động vất vả, có thêm niềm tin, động lực để vươn lên.

Những sự giúp đỡ đó không mong đợi sự đền đáp, đơn giản chỉ là “cho đi thì còn mãi”. Đó chính là sự lựa chọn mà trái tim mách bảo, qua đó thôi thúc mỗi người dù ở vị trí nào, lứa tuổi nào cũng tin tưởng vào những điều tốt đẹp và mong muốn làm nhiều điều tốt đẹp có ích cho bản thân và xã hội. Tựu trung lại, đó chính là những việc làm tử tế của những con người tử tế, góp sức tạo dựng hình ảnh đất nước Việt Nam tử tế, giàu lòng nhân ái.

Chia sẻ tại buổi gặp mặt 50 đại biểu đại diện cho trên 2.000 nhân vật trong Chương trình “Việc tử tế” của Đài Truyền hình Việt Nam diễn ra vào ngày 18/1/2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, tử tế là một đức tính tốt đẹp, thái độ sống tích cực, một sự lựa chọn về lối sống đạo đức được người Việt Nam trân trọng, đánh giá cao. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã coi trọng việc tử tế, những con người tử tế. Những câu chuyện, việc làm nhân ái đó đã lan tỏa, mang lại những cảm xúc tốt đẹp, có giá trị cảm hóa, truyền cảm hứng rất cao.

Những hành động đầy nghĩa cử trên cho thấy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái luôn là phẩm chất, đức tính sẵn có trong mỗi người Việt Nam yêu nước. Tinh thần ấy đã, đang và sẽ tiếp tục tỏa sáng cùng sự trường tồn của dân tộc, như chia sẻ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: “Với truyền thống nhân ái, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc chia sẻ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam; với những câu chuyện có sức truyền cảm hứng rất lớn của các anh, các chị, tôi tin rằng sẽ có thêm nhiều việc làm tử tế hơn nữa trong tương lai. Chúng ta có 100 triệu dân, nếu như mỗi người làm một việc tử tế, chúng ta sẽ có hàng chục triệu việc làm tử tế”.

 Để người dân được đón Tết trọn vẹn

Trong những ngày giáp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới thăm, chúc Tết, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo… tại nhiều địa phương trên cả nước, với mong muốn bà con được đón Tết đầm ấm, vui tươi, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã đảo Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - xã đảo tiền tiêu xa nhất phía Tây Nam của Tổ quốc (ngày 20/1), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng căn dặn chính quyền xã thực hiện tốt việc chăm lo cho người dân đón Tết Nguyên Đán với tinh thần: nhà nào cũng phải có Tết; đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tới thăm, tặng quà công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty Kefico thuộc Tập đoàn Hyundai Motor, Khu công nghiệp Đại An, tỉnh Hải Dương (ngày 10/1), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm của Đảng, Nhà nước là “không để ai không có Tết”, “không có ai bị bỏ lại phía sau”. Thủ tướng yêu cầu Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Hải Dương tiếp tục rà soát, quan tâm, chăm lo các đối tượng chính sách, người nghèo, những người khó khăn, yếu thế, công nhân, người lao động…, bảo đảm an ninh, an toàn, an dân để người dân có một cái Tết trọn vẹn.

Vân Anh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Biến thể mới JN.1 có khả năng né miễn dịch

Biến thể mới JN.1 của SARS-CoV-2 đang gia tăng nhanh tại nhiều quốc gia và được đánh giá có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc xin cũng như né tránh miễn dịch. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới vẫn tiếp tục khuyến cáo triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 mũi tăng cường đối với nhóm nguy cơ cao.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/nguoi-trong-mot-nuoc-phai-thuong-nhau-cung-d204073.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com