Xem nhiều

"Nhiều xe biển xanh 8-10 tỷ đồng, có tiết kiệm chống lãng phí không?"

22/04/2020 16:25

Kinhte&Xahoi Ông Vũ Hồng Thanh dẫn lời cử tri băn khoăn định mức xe hơn 1,1 tỷ đồng nhưng thấy nhiều xe biển xanh giá thị trường 8-10 tỷ đồng.

Sau khi thảo luận về Báo cáo kết quả thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019 tại phiên họp sáng 22/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu “điểm danh” các bộ ngành, địa phương, đơn vị không báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để Quốc hội phê bình nghiêm khắc ngay trong nghị quyết Kỳ họp thứ 9.

Tại sao vẫn có xe biển xanh trị giá 8-10 tỷ đồng?

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đồng tình với đánh giá cho rằng có nhiều điểm ấn tượng trong điều hành thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ năm 2019.

Với sự chỉ đạo quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng, nhiều vụ được xử lý nghiêm minh, cải cách thủ tục hành chính giúp giảm chi phí thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp và người dân. Sắp xếp bộ máy, tinh giảm biên chế cũng góp phần tiết kiệm, chống lãng phí. Gần 17.000 tỷ tiết kiệm được đã góp phần phục vụ nhu cầu chi.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Đề nghị cần phân tích, so sánh kỹ hơn vì “số liệu biết nói”, ông Vũ Hồng Thanh đặt vấn đề, việc rà soát tiêu chuẩn định mức sử dụng ô tô, sắp xếp xe dôi dư, khoán xe công thực hiện ra sao, kết quả cụ thể số liệu thế nào.

Ông dẫn lời cử tri băn khoăn định mức xe hơn 1,1 tỷ đồng nhưng thấy nhiều xe biển xanh giá thị trường 8-10 tỷ đồng, dù là xe chuyên dùng nhưng so với định mức sao giá trị cao thế, có tiết kiệm chống lãng phí hay không. Vừa qua Bộ Tài chính gương mẫu khoán xe công nhưng Chính phủ cần đánh giá tổng kết để xem hiệu quả thế nào để định hướng nhân rộng hay dừng lại

Hay câu chuyện trạm thu phí không dừng theo nghị quyết phải hoàn thành trong năm 2018 nhưng hiện vẫn triển khai rất chậm, khó xong trong năm 2020, ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch, chính xác, gây bức xúc.

Tham gia giám sát các công trình trọng điểm, ông Vũ Hồng Thanh chỉ rõ trường hợp cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành hiện tiến độ chậm. Như Long Thành, Quốc hội cho tách riêng dự án để tạo điều kiện triển khai nhưng đến giờ mới giải phóng mặt bằng được 70%, còn lại 30% nhưng diện khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ chung, tác động đến kết quả tiết kiệm, chống lãng phí.

Về thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ông Vũ Hồng Thanh dẫn chứng năm ngoái báo cáo của Chính phủ nêu nhiều địa phương, bộ ngành chậm và chưa gửi. Đến năm nay vẫn có trên 11% (4 bộ và 7 địa phương) chưa gửi. Kiến nghị kiểm điểm những nơi vi phạm năm trước cũng chưa thấy báo cáo xử lý thế nào.

“Nâng cấp kiểm điểm”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đánh giá báo cáo của Chính phủ khi thể hiện khá đầy đủ, toàn diện về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy vậy, khâu sản xuất kinh doanh cần đánh giá kỹ hơn, cả khâu chủ trương cho đến tổ chức thực hiện.

“Vụ xuất khẩu gạo vừa rồi lúng túng, vội vàng giờ gây lãng phí cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến người trồng lúa. Hay nhiều dự án đầu tư đang làm vướng thủ tục, dừng lại một ngày tốn bạc tỉ nhưng không được giải quyết” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ví dụ và đề nghị báo cáo nói rõ hơn về trách nhiệm bộ máy công vụ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp khi bao nhiêu dự án đình trệ, không làm được hoặc không cho làm gây lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian.

Lưu ý về lãng phí nguồn lực xã hội, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đừng nói không dùng tiền ngân sách thì không lãng phí. Nguồn lực đó đáng ra có thể giúp dân xoá đói giảm nghèo, ứng phó biến đổi khí hậu nhưng lại huy động để tổ chức lễ hội hoành tráng, thành phong trào ở các tỉnh, thành.

“Đề nghị Chính phủ lập lại trật tự trong lĩnh vực lễ hội, kể cả việc huy động nguồn lực. Tất cả dành cho cuộc sống nhân dân thì được, giảm bớt tiêu dùng xa xỉ” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển

Trong phần kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng nhấn mạnh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng báo cáo cần phân tích sâu hơn, nhất là về hạn chế nhất định trong điều hành ở một số cấp, ngành dẫn tới lãng phí cho doanh nghiệp, xã hội.

Báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội cho thấy nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị không gửi, chậm gửi Chương trình, Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Do vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu “điểm danh” trong các báo cáo của Chính phủ và Uỷ ban Tài chính ngân sách để báo cáo Quốc hội.

“Năm ngoái Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã phê bình nhưng năm nay vẫn còn tình trạng này nên cần “nâng cấp” lên Quốc hội phê bình” – ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh và giao Tổng Thư ký Quốc hội nghiên cứu để thể hiện nội dung này trong Nghị quyết chung Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV./.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội có thể tiên phong chiến thắng trên "mặt trận" phục hồi và phát triển kinh tế?

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nêu rõ: Chúng ta phải trả lời được câu hỏi “Hà Nội đã tiên phong, gương mẫu và chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19; liệu Hà Nội có thể tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế Thủ đô hay không?”.

Ngày thứ 21 thực hiện cách ly xã hội tại Hà Nội: Gia tăng vi phạm do tâm lý chủ quan

Bước sang ngày thứ 21 thực hiện cách ly xã hội, tình trạng vi phạm có chiều hướng gia tăng do nhiều người dân Hà Nội lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19 khi ra đường không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách tối thiểu 2m, tụ tập đông người… Hiện diễn biến của dịch Covid-19 vẫn phức tạp, bên cạnh việc nâng cao ý thức của người dân, đòi hỏi các địa phương, cơ quan chức năng tiếp tục duy trì công tác phòng, chống dịch chặt chẽ, sát sao hơn.

Bài học chống dịch Covid-19 tại Hà Nội: Sức mạnh của sự đồng lòng

Từ một địa bàn nóng với số ca nhiễm Covid-19 dẫn đầu cả nước, thế nhưng, đã 7 ngày qua (từ ngày 15-4 đến nay), Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới. Những giải pháp quyết liệt từ rất sớm, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tổ chức xét nghiệm rộng rãi, cách ly, khoanh vùng nghiêm ngặt, chính là những cách làm hiệu quả và một lần nữa cho thấy sức mạnh của sự đồng lòng trong cuộc chiến chống "giặc” Covid-19.

Theo VOV/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/nhieu-xe-bien-xanh-8-10-ty-dong-co-tiet-kiem-chong-lang-phi-khong-d122689.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com