Xem nhiều

Những đất nước nào đã bãi bỏ Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

25/07/2023 11:01

Kinhte&Xahoi Đan Mạch và Nauy đã bãi bỏ chính sách thuế đối với đồ uống có đường trong khi nhiều quốc gia như Chi-lê, Mexico, Ấn Độ, Bỉ, Phần Lan, Latvia và Brunei thì tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục gia tăng sau khi áp dụng chính sách thuế này.

Hiện nay, có khoảng 45 quốc gia (chưa đến ¼ các nước trên thế giới) áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước giải khát có đường nhưng nghiên cứu ở nhiều quốc gia đã áp dụng cho thấy rằng chính sách thuế này là không đạt hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì hay điều chỉnh hành vi người tiêu dùng do hiệu ứng hàng hóa thay thế, trong khi lại mang đến các tác động tiêu cực tới nền kinh tế và việc làm.

Đầu năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cập nhật danh sách các can thiệp hiệu quả nhất về mặt chi phí để giải quyết các bệnh không lây nhiễm (Best Buys) tuy nhiên biện pháp áp thuế lên đồ uống có đường vẫn không nằm trong danh sách các biện pháp can thiệp hiệu quả nhất này.

Tại nhiều nước áp thuế TTĐB tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục gia tăng

Chi-lê, Mexico, Ấn Độ, Bỉ, Phần Lan, Latvia và Brunei là những ví dụ điển hình. Chi-lê đã áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường từ năm 2014 nhưng đến năm 2016-2017 tỷ lệ TCBP tại nước này vẫn gia tăng liên tục từ 19,2% lên 30,3% đối với nam giới và từ 30,7% lên 38,4% đối với nữ giới.

Hình ảnh có tính chất minh họa. (Nguồn: motherjones.com)

Tương tự, tại Mexico sau 2 năm áp thuế, lượng tiêu thụ đồ uống có đường ở Mexico có xu hướng tăng trở lại ở mức 1,6% so với trước thời điểm áp thuế, cho thấy đây là sản phẩm có độ co giãn của cầu thấp, dẫn tới lượng tiêu thụ ít bị tác động bởi yếu tố tăng giá, đồng thời tỷ lệ TCBP ở cả người lớn và trẻ em nước này vẫn gia tăng liên tục trong giai đoạn 2012 - 2021, nam giới: 69% đã tăng lên 70%; nữ tăng từ 73% lên 75%; trẻ em tăng nhanh nhất từ 35% lên 43%.

Tại Mexico, sau 2 năm áp thuế, lượng tiêu thụ đồ uống có đường ở Mexico có xu hướng tăng trở lại ở mức 1,6% so với trước thời điểm áp thuế, cho thấy đây là sản phẩm có độ co giãn của cầu thấp, dẫn tới lượng tiêu thụ ít bị tác động bởi yếu tố tăng giá, đồng thời tỷ lệ TCBP ở cả người lớn và trẻ em nước này vẫn gia tăng liên tục trong giai đoạn 2012

Tại Latvia, trước khi đánh thuế, tỉ lệ béo phì ở nam giới ở độ tuổi trưởng thành là 11.5% còn nữ giới là 19% nhưng sau 15 năm áp thuế thì  tỉ lệ béo phì ở cả nam giới và nữ giới vẫn tiếp tục tăng lần lượt là 19.6% và 25.7%. Tại Bỉ, Năm 2014, tỉ lệ béo phì ở nam giới nước này là 13,9% còn ở nữ giới là 14,2%, nhưng đến năm 2019, tỉ lệ này ở nam giới là 17,2% và nữ giới là 15,6%.

Tại một số bang của Mỹ như thành phố Berkerley, bang California, Mỹ, việc đánh thuế thậm chí khiến lượng calories mà người dân nạp vào cơ thể tăng lên, thay vì giảm đi. Cụ thể, lượng calories nạp vào từ các mặt hàng nước giải khát bị đánh thuế giảm nhẹ trung bình 6 calories mỗi ngày, từ 45 kcal/ngày xuống 39 kcal/ngày. Trái lại, lượng calories nạp vào từ các sản phẩm đồ uống không bị đánh thuế lại tăng trung bình 32 calories mỗi ngày, từ 116 kcal/ngày lên đến 145 kcal/ngày.

Biện pháp đánh thuế này cuối cùng đã dẫn đến việc tăng trung bình 26 calories nạp vào cơ thể người dân mỗi ngày.

Tại các quốc gia có thu nhập trung bình, theo Báo cáo đánh giá hệ thống năm 2016 liên quan đến tính hiệu quả của việc đánh thuế nước giải khát có đường tại các nước này không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy việc đánh thuế nước giải khát có đường làm giảm tình trạng thừa cân của người dân một cách bền vững.

Một số nước đã bãi bỏ thuế TTĐB với nước giải khát có đường vì không đem lại sự cải thiện rõ rệt nào về sức khoẻ cộng đồng trong khi lại có tác động tiêu cực lên kinh tế và việc làm địa phương

Một nghiên cứu do Uỷ ban Châu Âu tiến hành chỉ ra rằng việc đánh thuế thức ăn hay đồ uống nhiều chất béo, đường hay muối tại một số quốc gia Liên minh Châu Âu dẫn đến sự gia tăng về chi phí quản trị, tình trạng thiếu việc làm tại một số quốc gia, chi phí lương thực tăng cao, đồng thời không đem lại sự cải thiện rõ rệt nào về sức khoẻ cộng đồng.

Đan Mạch là ví dụ điển hình. Đan Mạch đã nước tiên phong áp thuế đồ uống có đường tại Châu Âu từ những năm 1930. Sau một thời gian dài áp dụng cũng không nhận thấy tính hiệu quả, chính phủ Đan Mạch đã phải loại bỏ dần theo hai giai đoạn, với mức giảm 50% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và loại bỏ hoàn toàn kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Chính phủ Đan Mạch nhận thấy sự bất hợp lý của chính sách vì người dân sẽ mua sản phẩm từ các quốc gia lân cận trong khi ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương và việc làm. Việc loại bỏ chính sách thuế theo Chính phủ Đan Mạch là nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm tại Đan Mạch. Mặc dù đã bãi bỏ chính sách thuế này, tỉ lệ béo phì ở nước này được duy trì ở mức độ phù hợp:

Nguồn: European Journal of Public Health

Một số bang của Mỹ cũng đã bãi bỏ chính sách này sau một thời gian ngắn khi vừa thông qua. Ví dụ chính quyền quận Cook bang Illinois đã bãi bỏ sắc thuế này sau chưa đầy một năm kể từ khi thông qua. Bang California thậm chí đã thông qua dự luật ngăn chặn bất cứ thành phố trực thuộc nào thông qua việc áp thuế đối với đồ uống hay thực phẩm trong vòng 12 năm tới kể từ tháng 6 năm 2018.

Lý do nhiều nước không áp dụng chính sách thuế đối với nước giải khát có đường

Nhật Bản mặc dù có tỷ lệ tiêu thụ nước giải khát cao hơn nhiều so với Việt Nam (116kg/người/ năm) nhưng tỷ lệ béo phì ở quốc gia này chỉ 3,5%.

Chính phủ nước ngày không áp dụng thuế đối với đồ uống có đường mà xây dựng bộ luật Shuku Iku và Metabo, trong đó quy định các thực đơn lành mạnh và bài học dinh dưỡng cho học sinh đồng thời khuyên khích hoạt động thể chất cho mọi lứa tuổi. 

Nhật Bản không áp dụng chính sách thuế đối với nước giải khát có đường nhưng vẫn kiểm soát tốt tình trạng thừa cân béo phì. Tại Nhật Bản mặc dù có tỷ lệ tiêu thụ nước giải khát cao hơn nhiều so với Việt Nam (116kg/người/ năm) nhưng tỷ lệ béo phì ở quốc gia này chỉ 3,5% do được thúc đẩy bởi chế độ ăn lành mạnh và nỗ lực giáo dục cộng đồng.

Các công ty ở Nhật Bản đang khuyến khích nhân viên của mình tập thể dục ngay trong giờ làm việc. (Ảnh: AFP)

Nhật Bản đã xây dựng hai bộ luật Shuku Iku và Metabo, trong đó quy định quá trình xây dựng thực đơn lành mạnh trong các trường học và thực hiện các bài giảng về dinh dưỡng cho học sinh. Bộ luật này cũng yêu cầu các công ty phải có thời gian nghỉ giữa giờ để nhân viên tập thể dục, đồng thời khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động thể chất sau giờ làm việc.

Tại Singapore, 11% người dân Singapore mắc bệnh béo phì, 30% trong số họ thừa cân, 10% mắc bệnh tiểu đường và tỉ lệ này đang có chiều hướng gia tăng.

Tuy nhiên, chính phủ Singapore không lựa chọn áp dụng biện pháp đánh thuế đối với nước giải khát có đường vì không coi đó là một biện pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng. Thay vào đó, một cách tiếp cận toàn diện hơn đã được áp dụng, bao gồm việc tăng cường hoạt động thể chất (Ví dụ: Thử thách Bước chân Quốc gia) cũng như các biện pháp giáo dục cộng đồng về chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

Đức cũng đang áp dụng các chính sách hướng dẫn về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất; trong đó các biện pháp về truyền thông và khuyến khích cải cách được ước tính là giúp phòng chống 218 nghìn bệnh không lây nhiễm đến năm 2050.

New Zealand cũng không áp dụng chính sách thuế này. Viện Nghiên Cứu Kinh Tế New Zealand đã tiến hành nghiên cứu có tên: “Thuế đường: Đánh giá bằng chứng thực tiễn”, trong đó các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “có ít cơ sở cho thấy việc đánh thuế đường cải thiện được sức khoẻ người dân.”

Trong đó, khi xem xét 47 nghiên cứu liên quan và các tài liệu về chủ đề đánh thuế đường, các tác giả cho rằng:

(1) các đánh giá về tổng nguồn năng lượng đưa vào cơ thể thường bị phóng đại do sai sót về phương pháp và sự đo lường không toàn diện;

(2) không đủ bằng chứng để đánh giá liệu người tiêu dùng có chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác để thay thế nước giải khát bị đánh thuế như các loại thực phẩm khác có chứa đường hoặc hàm lượng calories cao khác hay không;

(3) các nghiên cứu sử dụng các phương pháp hợp lý chỉ ra rằng việc giảm tổng năng lượng nạp vào cơ thể có rất ít khả năng để tạo thay đổi về sức khỏe, và thậm chí có thể dễ dàng bị thay thế bởi các loại sản phẩm có chứa đường hoặc hàm lượng calories cao khác;

(4) không có nghiên cứu nào dựa trên kinh nghiệm thực tế cho thấy việc đánh thuế đường tạo nên tác động tích cực đối với sức khỏe.

Hiện nay, Việt Nam chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào đồ uống có đường, sản phẩm này đang chịu ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng 10%.

Vừa qua, sau khi tổng hợp ý kiến đóng góp vào dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Bộ Tài chính đã có báo cáo tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự án luật gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính đã đề nghị giữ nguyên đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Lê Hải - Ngọc Huy - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hai học sinh Việt Nam nằm trong tốp 10 điểm cao nhất Olympic hóa học quốc tế

Sáng 25-7, Bộ Giáo dục Đào tạo thông tin, đội tuyển Việt Nam gồm 4 học sinh tham dự kỳ thi Olympic hóa học quốc tế năm 2023 đều đoạt huy chương, gồm 3 Huy chương vàng và 1 Huy chương bạc. Với thành tích này, Việt Nam duy trì vị trí trong tốp đầu, đáng chú ý là có hai học sinh nằm trong tốp 10 em có điểm cao nhất của kỳ thi.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/nhung-dat-nuoc-nao-da-bai-bo-thue-tieu-thu-dac-biet-doi-voi-nuoc-giai-khat-co-duong-d196624.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com