Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
- Thưa đồng chí, vị thế văn hóa của Hà Nội lâu nay đã được xác lập trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trong niềm tự hào và ý thức của cả nước và Thủ đô. Đồng chí có thể chia sẻ với độc giả về tiềm năng văn hóa to lớn của Thủ đô cũng như quan điểm của Thành phố trong việc phát huy tiềm năng này?
- Từ xưa đến nay, Thăng Long - Hà Nội luôn là trung tâm văn hóa của đất nước. Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Năm 2020, Thủ đô Hà Nội tròn 1010 tuổi, được thế giới biết đến là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố Sáng tạo”, nơi diễn ra nhiều sự kiện quốc gia và quốc tế quan trọng... Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị và sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc trọng trách của mình về xây dựng và phát huy sức mạnh văn hóa dân tộc trong tiến trình hội nhập, phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Ảnh: Viết Thành, Trần Tuyên, Văn Quang, Hoàng Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Kiên, Tuyết Minh, Nguyễn Tuấn Hồng, Hồ Điệp.
Ảnh: Viết Thành, Trần Tuyên, Văn Quang, Hoàng Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Kiên, Tuyết Minh, Nguyễn Tuấn Hồng, Hồ Điệp.
- Nếu bằng những con số thì chúng ta có thể hình dung Hà Nội đang sở hữu tài nguyên văn hóa như thế nào, thưa đồng chí?
- Có thể thấy, trên thế giới hiếm có thủ đô của quốc gia nào kết hợp được nhiều giá trị lịch sử, văn hóa như Hà Nội. Chúng ta thực sự tự hào với kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng của Hà Nội gồm 5.922 di tích, một Di sản văn hóa thế giới; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 3 di sản được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một Di sản Tư liệu thế giới; 1.350 làng nghề, làng có nghề...
Ảnh: Viết Thành, Trần Tuyên, Văn Quang, Hoàng Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Kiên, Tuyết Minh, Nguyễn Tuấn Hồng, Hồ Điệp.
- Từ Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII đến Nghị quyết TƯ 9 khóa XI, quan điểm về văn hóa chuyển từ xác định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” đến “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước...”. Đặc biệt, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng xác định các quan điểm, chủ trương mới, toàn diện và sâu sắc về phát triển văn hóa, con người Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước ta cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc. Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và cụ thể hóa quan điểm của Đảng về văn hóa như thế nào, thưa đồng chí?
- Trong 35 năm đổi mới, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã liên tục có sự đổi mới về tư duy, nâng cao nhận thức, Thành phố luôn đặc biệt quan tâm tới việc cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Trung ương về phát triển văn hóa, xây dựng con người. Đến nay, trải qua các kỳ đại hội kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa, con người trong xã hội được Đảng bộ Thành phố kế thừa và phát triển qua từng giai đoạn. Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục khẳng định nhận thức toàn diện hơn về phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội, Đại hội nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm: “Chú trọng phát triển văn hóa Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện với những giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc, ý thức tôn trọng pháp luật; giàu lòng tự hào dân tộc, ý chí, khát vọng phát triển; coi đây là sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô bền vững”; và xác định một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ là: “Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô”.
Hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2045, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội cũng nêu rõ: Hà Nội sẽ trở thành thành phố có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển toàn diện, bền vững, là thành phố kết nối toàn cầu. Xây dựng thành phố sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa cũng là nhằm hướng tới mục tiêu ấy.
Ảnh: Viết Thành, Trần Tuyên, Văn Quang, Hoàng Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Kiên, Tuyết Minh, Nguyễn Tuấn Hồng, Hồ Điệp.
Ảnh: Viết Thành, Trần Tuyên, Văn Quang, Hoàng Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Kiên, Tuyết Minh, Nguyễn Tuấn Hồng, Hồ Điệp.
- Văn hóa là một câu chuyện lâu dài, mang tinh thần kế thừa, bồi đắp. Vì vậy, hẳn là các nhiệm vụ, giải pháp cũng vừa đảm bảo đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa có tính căn cơ, lâu dài, thưa đồng chí?
- Đúng vậy, Đảng bộ Thành phố xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển văn hóa sau:
Một là, nâng cao nhận thức về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người Việt Nam của toàn xã hội, trước hết là của cán bộ, đảng viên, các tổ chức Đảng, chính quyền của Thành phố. Đồng thời, thấu suốt quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa, con người là sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, thận trọng...
Hai là, định vị tầm nhìn rộng để hoạch định chiến lược phát triển văn hóa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; đồng thời, đảm bảo bố trí nguồn lực đầu tư tương xứng, tạo cơ chế thuận lợi để thu hút nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển, để Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, nhất là thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng “Thành phố sáng tạo” - một động lực mới, thương hiệu mới được cộng đồng quốc tế ghi nhận, gắn với mục tiêu phát triển Thủ đô với tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, tập trung rà soát, bổ sung điều chỉnh Quy hoạch và Chiến lược phát triển văn hóa Hà Nội phù hợp với giai đoạn phát triển mới; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” - một trong hai Nghị quyết chuyên đề quan trọng được Thành ủy (khóa XVII) xác định, gắn với phát triển thị trường văn hóa trên địa bàn Thủ đô.
Ba là, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và nhân văn trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng thôn làng, khu dân cư, tổ dân phố, trường học, cơ quan, doanh nghiệp và mỗi gia đình.
Bốn là, tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.
Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển văn học, nghệ thuật Thủ đô nhằm sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao, tạo dấu ấn về tư tưởng và nghệ thuật. Có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với nghệ nhân, văn nghệ sĩ... và khuyến khích trao truyền, sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống.
Sáu là, phát huy tối đa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thành phố, thủ đô các nước, quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ; những “thương hiệu” quốc tế được vinh danh: “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”; cùng với tinh thần chủ động và sáng tạo trong hội nhập quốc tế về văn hóa để đưa Hà Nội trở thành địa điểm hấp dẫn về giao lưu, hợp tác, quảng bá và tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao có uy tín trong nước và quốc tế. Triển khai xây dựng mạng lưới “Sáng kiến Hà Nội” để thu hút, tập hợp, phát huy tâm huyết, trí tuệ và tình yêu Hà Nội của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, doanh nhân, cộng đồng... ở trong nước cũng như quốc tế tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội.
Ảnh: Viết Thành, Trần Tuyên, Văn Quang, Hoàng Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Kiên, Tuyết Minh, Nguyễn Tuấn Hồng, Hồ Điệp.
Ảnh: Viết Thành, Trần Tuyên, Văn Quang, Hoàng Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Kiên, Tuyết Minh, Nguyễn Tuấn Hồng, Hồ Điệp.
- Kể từ khi gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Hà Nội có thêm tiền đề hiện thực hóa mục tiêu lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển bền vững Thủ đô ngàn năm văn hiến. Là người gắn bó với cộng đồng sáng tạo qua rất nhiều hoạt động, đồng chí nhận thấy môi trường sáng tạo ở Hà Nội thời gian qua có những chuyển động tích cực nào?
- Nếu nói về số lượng thì có thể khẳng định rằng Hà Nội là nơi tập hợp đông nhất các mô hình, không gian sáng tạo. Nhưng tôi không chỉ muốn nói đến con số và coi đó như là chỉ dấu duy nhất của sự phát triển. Tôi mong muốn, qua đây, chia sẻ và nhấn mạnh về tinh thần sáng tạo được khơi dậy và tạo nên những chuyển động tích cực ở thành phố chúng ta.
Những năm qua, với nền tảng văn hóa truyền thống, Thủ đô là nơi hội tụ, ươm mầm, kết tinh sức sáng tạo từ mọi miền đất nước. Từ tiềm năng đó, với vốn quý mà cha ông để lại và quan điểm, chính sách nhất quán, phù hợp, Thành phố đã tạo điều kiện để làm giàu có thêm các không gian sáng tạo thông qua các hoạt động mang tính chiến lược như xây dựng và củng cố các không gian sáng tạo, các trung tâm thiết kế, hỗ trợ các dự án sáng tạo giàu tiềm năng, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này... Từ đây, chúng ta thấy có rất nhiều hoạt động hữu ích được tổ chức với sự quan tâm của Thành phố, như những buổi sinh hoạt khoa học, các hội thảo, tọa đàm diễn ra với quy mô khác nhau, tập hợp các chuyên gia uy tín nhằm làm rõ hơn các vấn đề liên quan tới nội hàm của văn hóa, sáng tạo, các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội... Nếu quan tâm hơn chúng ta sẽ thấy, các hoạt động sáng tạo nảy nở ở nhiều cấp độ, mà mới đây nhất (cuối tháng 12-2021) là Tuần lễ khơi nguồn sáng tạo với nhiều nội dung phong phú, trong đó có các hoạt động trưng bày, triển lãm dự kiến kéo dài đến tháng 2-2022 tại không gian đậm ký ức văn hóa Thăng Long - Hà Nội ở 22 Hàng Buồm...
Sự đa dạng, phong phú của các không gian, mô hình sáng tạo mới hình thành trong thời gian gần đây tại Hà Nội cũng là điều cần ghi nhận. Đó không chỉ là thành quả hữu hình từ một chủ trương, quyết sách đúng của Thành phố, mà còn là cơ sở để bồi đắp thêm cho nguồn lực nội sinh ngày một dồi dào, là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
Ảnh: Viết Thành, Trần Tuyên, Văn Quang, Hoàng Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Kiên, Tuyết Minh, Nguyễn Tuấn Hồng, Hồ Điệp.
Ảnh: Viết Thành, Trần Tuyên, Văn Quang, Hoàng Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Kiên, Tuyết Minh, Nguyễn Tuấn Hồng, Hồ Điệp.
Có thể thấy, các giá trị văn hóa truyền thống và bản địa sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng và lan tỏa trong đời sống đương đại nếu chúng ta biết trân trọng nuôi dưỡng sức sáng tạo và phát huy giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, biến những giá trị quý giá đó thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, một động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển Thủ đô. Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tạo điều kiện để thúc đẩy tinh thần đó, cụ thể hóa các cam kết của thành phố tại hồ sơ ứng cử tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO bằng các hoạt động cụ thể tiếp theo.
Tôi bày tỏ sự trân trọng trước cống hiến của các nghệ sĩ và những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, đồng thời khẳng định Thành phố tiếp tục nỗ lực tạo dựng hệ sinh thái cho sự phát triển của văn hóa, sáng tạo.
- Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Hà An - Hà Nội mới