Xem nhiều

Phụ huynh hãy ngưng... “làm quá”!

12/06/2019 10:35

Kinhte&Xahoi Chuyện trường lớp, học hành luôn là đề tài nóng bất tận từ khi trẻ vào mẫu giáo, tới lớp 1 và các lớp đầu cấp. Chọn trường nào cho con: trường vip, trường chuyên hay quốc tế? Và chọn ngành nào cho con? Học trong nước hay du học?... Một đứa trẻ cứ lớn lên như thế, “sẵn nong sẵn né” và chưa bao giờ phải đặt ra những câu hỏi, để đi tìm cho mình những câu trả lời…

Nguyễn Võ Thanh Việt - sinh viên lớp Chất lượng cao khoá 65 khoa Vật lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và bạn trong lễ tốt nghiệp

Thuở chúng ta trước đây vào lớp 1 thì cứ gần nhà là được. Đứa trẻ nào đến lớp cũng trắng phau như tờ giấy. Còn bây giờ, con vào lớp 1 thì trường học có khi xa đến cả chục cây số, con đi xe bus hay bố mẹ lặn lội len lỏi đường tắc đến trường với con. Con vào lớp 1, cha mẹ chạy sấp mặt tìm trường rồi chọn lớp. Những bảng giá trôi nổi, truyền tai toàn 30 triệu- 50 triệu, thậm chí cả trăm triệu một suất vào trường điểm, trường chuẩn quốc gia.

Lựa chọn trường nào cho con nhiều khi vượt qua cả việc phù hợp với con, tốt cho con mà còn là đẳng cấp của cha mẹ. Nên cuộc chạy đua chưa bao giờ hạ nhiệt. Con vào lớp 1 không chỉ là bắt đầu cuộc đời học sinh mà còn có khi là bắt đầu cuộc đời của “chiếc huân chương tự hào” trên ngực cha mẹ. 

Và tiếp đó là những lớp chọn trường chuyên. Chị Thu Hà, chuyên gia tư vấn chia sẻ về tâm sự của một bạn nhỏ: “Sai lầm lớn nhất của con là đã đậu trường chuyên. Các bạn ấy học quá giỏi, học ở đây ngày nào con cũng thấy mình kém cỏi, chậm chạp, thua cuộc. Con không chơi được với ai, trường toàn “người khổng lồ”.

Lúc nào cũng thấy kiệt sức, muốn gục ngã! Mẹ thấy con lo lắng, học thua bạn bè, mẹ lại đăng ký cho con đi học thêm ở trung tâm. Mà chắc là có cố gắng cả đời cũng chả đuổi kịp được, trí tuệ của các bạn đã ở sẵn trong não các bạn ấy rồi và con sẽ vĩnh viễn thua cuộc”. 

Thế nên theo chị Thu Hà, phụ huynh đừng lo chọn trường, chạy trường mà quên rớt mất nền tảng văn hóa giáo dục từ mỗi gia đình. Bởi chính gia đình chứ không phải nơi nào khác, là nơi hình thành nhân cách mỗi con người.

Vừa qua, bài phát biểu của giáo sinh Nguyễn Võ Thanh Việt - sinh viên lớp Chất lượng cao khoá 65 khoa Vật lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong lễ tốt nghiệp đã chạm tới trái tim của  nhiều người. Chàng trai đặt ra những câu hỏi: “Tại sao lại chọn sư phạm? Tại sao lại là nghề giáo? Trải qua năm đầu đại học, mình thấy rằng không phải cứ đứng trên bục giảng thì sẽ được gọi là thầy, là cô. Khi học sâu hơn một chút, mình bắt đầu tự hỏi: Chúng ta sẽ dạy gì cho học sinh của mình? Câu trả lời ban đầu thật rõ ràng, là giáo viên vật lí thì dạy vật lí, nhưng tận bây giờ, mình mới có câu trả lời tạm thỏa mãn cho câu hỏi đó.

Những cuộc tranh cãi, những hiểu lầm, những sự vội vàng dẫn đến thất bại trong cuộc sống cũng một phần do ta chưa đọc một cách đúng đắn. Mình sẽ dạy cho học sinh phải đọc một cách thận trọng. Và mình muốn dạy cho học sinh hãy luôn lắng nghe người khác một cách chân thành, để ta cảm thông cho những khó khăn, những lầm lỗi họ đã gặp phải; để ta biết chung vui cho những thành công mà họ đạt được; để những thông điệp trong cuộc sống được truyền đi một cách vẹn nguyên, không méo mó.

Mình dạy cho học sinh là biết đấu tranh. Cái đúng và sai luôn đan xen nhau. Đôi khi những điều tốt đẹp lại đi ngược với số đông, le lói và dễ bị dập tắt. Đó là lúc con người cần đấu tranh để giữ nó sáng mãi.

Cuối cùng, mình mong dạy được cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau. Bất kì ai cũng sẽ gặp khó khăn khi làm việc một mình, đó là lí do chúng ta cần sống trong một xã hội. Nhưng khi tồn tại mối quan hệ giữa người với người sẽ là lúc có sự ganh ghét, đố kị. Mình muốn học sinh xem việc giúp đỡ người khác là nhiệm vụ của chính bản thân mình.

Vì không một ai có thể giỏi mọi thứ và vì tất cả chúng ta sống cùng nhau. Mình còn muốn dạy học sinh thật nhiều, dạy các em từ những điều nhỏ nhặt như xếp hàng, bỏ rác vào thùng, chấp hành luật lệ giao thông; dạy các em phải kiên nhẫn, biết yêu thương, biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu lẫn nhau và nhiều nhiều những điều khác nữa
”...

Tôi sợ những ba mẹ luôn ép con phải làm những thứ mà bản thân họ không làm được.Tôi sợ những ba mẹ luôn mong con thực hiện ước mơ mà họ không thể làm được trước đây. Tôi sợ những ba mẹ luôn thích nghĩ hộ, làm hộ cho con cái. Con người sinh ra, hạnh phúc nhất là được làm điều mình muốn. Vậy, khi bắt con làm theo ý mình, ba mẹ có phải là người luôn mong con được hạnh phúc nhất?

Theo Pháp luật Plus


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com