Xem nhiều

PV Shipyard lỗ chồng lỗ, nhà băng mắc kẹt

17/01/2019 15:33

Kinhte&Xahoi Kết thúc năm 2018, Công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) vẫn chưa thoát khỏi cảnh thua lỗ.

Đáng nói hơn, tình trạng này có thể kéo dài thêm khi mà ngay cả doanh thu cũng không đủ bù đắp chi phí giá vốn, đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục và thanh toán các khoản nợ của PV Shipyard. Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) cũng đang mắc kẹt hơn 600 tỷ đồng tại doanh nghiệp này.

Năm 2019, PV Shipyard sẽ phải thanh toán cho PVcomBank 263 tỷ đồng của khoản vay 616,5 tỷ đồng tại ngân hàng này. Ảnh: Trần Sơn.

 

Chưa thoát cảnh thua lỗ

PV Shipyard thành lập vào năm 2007 với các cổ đông lớn đến nay không đổi, bao gồm: Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam - PTSC (28,7%), Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC (7,5%), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (4,03%), Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro (3,63%) và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - Lilama (4,03%). Hơn 50% cổ phần còn lại thuộc cổ đông khác.

Hoạt động kinh doanh chính của PV Shipyard là đóng mới, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, phương tiện nổi và kinh doanh các nguyên vật liệu, thiết bị liên quan. PV Shipyard định hướng trở thành đơn vị tiên phong thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo dầu khí Việt Nam, tuy nhiên tình hình kinh doanh không thuận lợi khiến Công ty không những không đáp ứng kỳ vọng, mà còn liên tục thua lỗ.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2018, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của PV Shipyard đạt 122,1 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận gộp đạt 1,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 8 tỷ đồng.

Sau khi trừ các khoản chi phí quản lý chung và chi phí tài chính, Công ty vẫn báo lỗ 10,5 tỷ đồng trong quý IV/2018. Mặc dù thua lỗ nhưng con số này cũng cho thấy dấu hiệu tích cực khi mà cùng kỳ năm 2017 PV Shipyard lỗ tới 18,8 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2018, PV Shipyard báo lỗ 63,3 tỷ đồng. Với kết quả này, tổng lỗ lũy kế của PV Shipyard đã lên tới gần 737 tỷ đồng tính đến thời điểm cuối năm 2018. Con số này đã vượt quá vốn điều lệ của Công ty và khiến cho vốn chủ sở hữu âm 141,7 tỷ đồng.

Có thể thấy rằng, do tình hình tài chính không khả quan, năng lực ký kết các hợp đồng mới để tạo ra doanh thu trong thời gian tới là vấn đề khó với PV Shipyard. Đây cũng là lý do khiến Ban điều hành Công ty phải "cầu cứu" Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và PTSC tạo điều kiện cho Công ty tham gia các dự án trúng thầu, đồng thời có giải pháp hỗ trợ Công ty trong vấn đề cơ cấu lại khoản vốn vay, tăng vốn điều lệ, tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn. 

Nợ vay chồng chất

Hoạt động kinh doanh kém khả quan không phải chỉ là nỗi buồn của PV Shipyard mà còn là nỗi lo của các chủ nợ của doanh nghiệp này.

Tại thời điểm cuối năm 2018, tổng nợ phải trả của PV Shipyard đã lên tới 1.011 tỷ đồng. Trong đó, chiếm 61% là tổng vay nợ tài chính ngắn và dài hạn lên tới 616,5 tỷ đồng. Toàn bộ giá trị khoản vay này được tài trợ từ PVcomBank. Được biết, khoản vay này được bảo đảm bằng các tài sản, máy móc thiết bị của PV Shipyard.

PV Shipyard cho biết, năm 2019 sẽ phải thực hiện thanh toán 263 tỷ đồng của khoản vay trên cho PVcomBank. Còn năm 2020 và 2021 sẽ phải thanh toán lần lượt là 78 tỷ đồng và 195 tỷ đồng. Số tiền còn lại 79 tỷ đồng sẽ được thanh toán sau 5 năm.

So với thời điểm đầu năm, khoản vay trên cũng chỉ giảm được 8 tỷ đồng. Vì vậy, nhiều khả năng PVcomBank sẽ mắc kẹt khoản tiền trên tại PV Shipyard.

Ngoài kết quả kinh doanh thua lỗ làm âm vốn chủ sở hữu, tổng nợ ngắn hạn của Công ty (657,5 tỷ đồng) đã gấp hơn 2,2 lần tổng tài sản ngắn hạn (296,6 tỷ đồng); số dư bằng tiền và tương đương tiền của Công ty tại thời điểm cuối năm 2018 chỉ còn khoảng 56 tỷ đồng. Thậm chí, trong báo cáo soát xét thông tin tài chính giữa niên độ, kiểm toán viên của Hãng kiểm toán Deloitte đã đưa ra “kết luận ngoại trừ” đối với báo cáo tài chính riêng giữa niên độ, và “vấn đề cần nhấn mạnh” có liên quan đến khả năng hoạt động liên tục của PV Shipyard.

Tổng nợ ngắn hạn của PV Shipyard tính đến cuối năm 2018 là 657,5 tỷ đồng, gấp hơn 2,2 lần tổng tài sản ngắn hạn (296,6 tỷ đồng). 

 

Theo Báo đấu thầu/Phapluatplus


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam năm 2019

Theo nghiên cứu kinh tế vĩ mô mới nhất về Việt Nam, lĩnh vực sản xuất đã tăng trưởng ở mức hai con số trong 4 năm trở lại đây và đà tăng này có thể sẽ tiếp diễn trong năm 2019.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com