Xem nhiều

Quốc hội xem xét điều chỉnh Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8/2024

09/06/2024 14:29

Kinhte&Xahoi Chiều 8/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 theo hướng bổ sung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng vào chương trình.

Những nội dung này dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Hai dự án Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua nghị quyết. Ảnh Quochoi.vn

"Trường hợp dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp", Nghị quyết nêu rõ.

Cũng tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến về 6 dự án luật khác. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua 2 pháp lệnh: Pháp lệnh Chi phí tố tụng (điều chỉnh về chi phí tố tụng hình sự, chi phí tố tụng dân sự, chi phí tố tụng hành chính và chi phí tố tụng cho Hội thẩm); Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), trình Quốc hội thông qua 12 luật, 1 nghị quyết và cho ý kiến 10 dự án luật. Còn tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025), Quốc hội thông qua 10 luật.

Quốc hội yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, bảo đảm thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

"Không trình Quốc hội dự án không bảo đảm đầy đủ hồ sơ, tài liệu, không bảo đảm chất lượng, tiến độ; không đề nghị bổ sung dự án, dự thảo vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp hoặc trong kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách", Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ.

Tăng cường kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực, không để xảy ra tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật, cũng là định hướng được Quốc hội quán triệt.

Trong khi đó, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị làm rõ thêm sự cần thiết, tính cấp bách, khả thi của việc ban hành Luật điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

Có ý kiến đề nghị chỉnh sửa tên Luật để chỉ rõ việc điều chỉnh thời điểm có hiệu lực của các luật chứ không nêu chung là sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu cũng là những yêu cầu mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đặt ra.

Chính phủ đã tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, đồng thời đôn đốc các bộ, chính quyền địa phương tích cực chuẩn bị đầy đủ điều kiện để triển khai thi hành các luật.

Qua xem xét cho thấy, Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có nhiều quy định đổi mới, tiến bộ, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Việc sớm triển khai thi hành các luật nêu trên sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc, bất cập, đưa các chính sách mới đã được Quốc hội quyết định vào cuộc sống, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững, đẩy mạnh phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp.

Do đó, đề nghị Quốc hội cho bổ sung dự án Luật vào Chương trình năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và biểu quyết thông qua ngay tại Đợt 2 của Kỳ họp này theo trình tự, thủ tục rút gọn như Chính phủ đề xuất; đồng thời, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉnh lý tên gọi của Luật cho phù hợp với phạm vi sửa đổi là chỉ điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của các luật sớm hơn, cụ thể là từ ngày 1/8/2024.

Quốc Bảo - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nước sạch cho hiện tại và tương lai

An ninh nguồn nước, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, chủ động phòng, chống và có giải pháp ứng phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn... là những vấn đề về nước sạch được các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây, cũng như là vấn đề thời sự của cả hành tinh, dư luận rất quan tâm.

link bài gốc https://phapluatplus.vn/quoc-hoi-xem-xet-dieu-chinh-luat-dat-dai-co-hieu-luc-tu-182024-199925.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com