Xem nhiều

Quyết liệt ngăn chặn người nhập cảnh trái phép

24/04/2021 08:17

Kinhte&Xahoi Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường trong nước và trên thế giới. Điều này tạo áp lực lớn cho các lực lượng đang thực thi nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 ở khu vực biên giới, biển đảo trước tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Liên tiếp phát hiện các vụ nhập cảnh trái phép

 Tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là vấn đề không mới nhưng vẫn chưa bao giờ là cũ. Các lực lượng chức năng như công an, bộ đội biên phòng thường xuyên phát hiện, bắt giữ nhiều trường hợp có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thông qua các cửa khẩu, biên giới, đường bộ, đường biển, hàng không…

Việc bỏ lọt nhiều người nhập cảnh trái phép tiềm ẩn nhiều nguy cơ không nhỏ cho xã hội. Trước diễn biến của đại dịch Covid-19 đã phát sinh nguy cơ hiện hữu đáng quan ngại, đó là những trường hợp mang theo mầm bệnh Covid-19 nhập cảnh trái phép vào nước ta trực tiếp làm lây lan dịch bệnh và gây mất an toàn nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng trong nước.

Lực lượng biên phòng tỉnh Long An, tuần tra kiểm soát khu vực biên giới. Ảnh: Nguyễn Hội

Mới đây, khi Bộ Y tế công bố 2 ca nhập cảnh trái phép qua biên giới tỉnh An Giang dương tính với SARS-CoV-2 (BN2746, BN 2747), nhiều người mới giật mình vì tình trạng nhập cảnh trái phép thời gian qua diễn biến rất phức tạp. Cơ quan chức năng trên cả nước liên tục phát hiện, công khai các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Theo báo cáo của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình, Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang, ngày 13/4, trong lúc tuần tra, Tổ công tác phát hiện 2 vợ chồng ông D.D.Q (58 tuổi) và bà T.T.B (52 tuổi) nhập cảnh trái phép. Hai đối tượng khai nhận trú tại huyện An Phú (tỉnh An Giang), về từ Phnom Pênh, Vương quốc Campuchia. Ngay sau đó, 2 trường hợp này được đưa đi cách ly tập trung; xét nghiệm phát hiện dương tính SARS-CoV-2.

Rạng sáng 21/4, một nhóm 3 người gồm 1 nam, 2 nữ là lao động tự do tại Campuchia cùng nhập cảnh về Việt Nam qua đường tiểu ngạch gần cửa khẩu tỉnh Tây Ninh. Sau đó, cả 3 đã bắt xe taxi về TP Hồ Chí Minh; đi chuyến bay VJ134 sáng 21/4 từ Sân bay Tân Sơn Nhất về đến Sân bay Nội Bài (Hà Nội) lúc 9 giờ 10 phút. Hai người nữ trong nhóm sau đó đã đi xe taxi về nhà tại Định Hóa (Thái Nguyên) và đã được đưa vào khu cách ly tập trung lúc 14 giờ cùng ngày. Người nam còn lại đã được tìm thấy tại huyện Quế Võ (Bắc Ninh) vào tối cùng ngày.

Từ ngày 18 - 20/4, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngọc Côn (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) liên tiếp phát hiện, bắt giữ 3 vụ với 41 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Cụ thể, sáng 20/4, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngọc Côn phát hiện, ngăn chặn 2 người từ bên kia biên giới đang có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực mốc 813 thuộc địa phận huyện Trùng Khánh. Sáng 19/4, Đồn Biên phòng Ngọc Côn chủ trì phối hợp với Công an xã Đình Phong thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phòng, chống dịch tại khu vực giữa mốc 802 - 803, phát hiện, ngăn chặn 6 người đàn ông nước ngoài đang có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Trước đó, ngày 18/4, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngọc Côn trong quá trình tuần tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời 33 người Việt Nam đang vượt biên trái phép vào Việt Nam. Đồn Biên phòng Ngọc Côn đã phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 đưa số công dân Việt Nam về nước bất hợp pháp vào Khu cách ly y tế huyện Trùng Khánh. Đối với 8 công dân nước ngoài, đồn đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Làm lây lan bệnh tật có thể bị khởi tố

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối cho biết, để ngăn ngừa tình trạng nhập cảnh trái phép, phải tăng cường cảnh giới tại các chốt chặn biên phòng dọc các tuyến biên giới trên bộ, nhất là tại các đường mòn, lối mở. Thực tế cho thấy, số lượng người nhập cảnh qua các tuyến biên giới trên bộ là nhiều nhất và khó kiểm soát nhất. Lực lượng bộ đội biên phòng là nòng cốt trong các cuộc tuần tra kiểm tra để không bỏ lọt người nhập cảnh trái phép qua biên giới vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh phát hiện, triệt phá các đường dây tổ chức cho người nước ngoài trái phép nhập cảnh vào Việt Nam. Qua điều tra trinh sát, các lực lượng chức năng cho biết có sự tiếp tay của chính những người Việt Nam trong nước đối với những trường hợp nhập cảnh trái phép vào nước ta. Nếu không có sự giúp sức của những người Việt Nam, các đối tượng nước ngoài không thể vào Việt Nam trót lọt nhiều như vậy.

“Do đó, phải cắt đứt những đường dây tổ chức nhập cảnh trái phép ngay từ bên trong thì bên ngoài không thể vào được. Ngoài ra, phải nâng cấp phương tiện kỹ thuật trong việc phát hiện người nhập cảnh trái phép. Thực tế cho thấy nhiều người nhập cảnh trái phép bằng cách chui vào các thùng hàng, trên các container dưới vỏ bọc là hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam. Để phát hiện nhanh và kịp thời những thủ đoạn này cần có các thiết bị soi chiếu, quét thân nhiệt để biết có người bên trong các thùng hàng đó hay không” - luật sư Nguyễn Ngọc Hùng chia sẻ.

Trong khi đó, theo luật sư Luân Thị Nương (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), pháp luật đã có chế tài đối với người có hành vi nhập cảnh trái phép và người tổ chức môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép. Xử phạt hành chính quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với người có hành vi nhập cảnh trái phép là phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng.
Nếu trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Đối với người vì vụ lợi mà tổ chức môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam sẽ bị xử lý hình sự mà không có chế tài hành chính; hình phạt cao nhất là phạt tù đến 15 năm.

“Ngoài những hình phạt trên, nếu nhập cảnh gây ra tình trạng lây lan bệnh tật có thể bị khởi tố hình sự theo Điều 240 Bộ luật Hình sự về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người”, với mức hình phạt lên đến 12 năm tù. Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm” - luật sư Luân Thị Nương nhận định.

"Tình trạng người từ nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ và hệ lụy lớn, nhất là trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới như hiện nay." - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối - luật sư Nguyễn Ngọc Hùng

 Thái San - Theo KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc http://kinhtedothi.vn/quyet-liet-ngan-chan-nguoi-nhap-canh-trai-phep-416626.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com