Xem nhiều

Ranh giới pháp luật cho Youtuber “giám sát” xã hội

02/03/2021 14:43

Kinhte&Xahoi Thời gian qua, nhiều ý kiến tranh luận về việc người dân, hay cụ thể hơn là Youtuber có được quyền "giám sát" cơ quan công an giao thông đang thi hành công vụ nơi công cộng hay không?

Các Youtuber tại đám tang một nghệ sĩ.

Ý kiến trái chiều

Sự việc bắt đầu từ clip lan truyền trên mạng xã hội, theo đó, một nhóm cảnh sát giao thông (CSGT) đang thi hành công vụ thì có nhóm thanh niên đến cầm điện thoại quay phim, phát trực tiếp cảnh CSGT đang xử phạt người vi phạm. Khi CSGT đề nghị nhóm thanh niên ra ngoài khu vực cọc tiêu để CSGT thuận tiện làm việc thì các thanh niên này trả lời mình đang giám sát theo pháp luật nên được quyền quay phim.

Nhóm này cũng lên tiếng chất vấn CSGT liệu có làm đúng chức trách của mình hay không, liệu có đang lấn chiếm lòng, lề đường? Trong clip dài hơn 50 phút, nhóm này còn có hành động xô xát với một thanh niên do thanh niên này không hài lòng khi bị quay phim. Khi người bị quay bỏ đi, nhóm quay phim còn đuổi theo để quay cho rõ mặt. 

Một bộ phận dư luận thì cho rằng, người dân cần có quyền thoải mái quay phim, chụp ảnh để “giám sát” cơ quan cảnh sát đang thi hành nhiệm vụ, có như thế thì mới giảm thiểu được nhiều vấn đề tiêu cực đã và đang diễn ra. Tuy nhiên, không ít khán giả xem clip cho rằng, hành vi của nhóm thanh niên này đã đi quá xa, lố, gây ảnh hưởng đến cơ quan thi hành công vụ lẫn người dân, gây ra mất trật tự.

Tương tự, nhiều sự việc xảy ra từ việc “giám sát” bằng điện thoại cũng gây ra những tranh cãi. Một cán bộ khi tiếp dân có thái độ hành xử hách dịch, không chuẩn mực được thu hình vào ống kính điện thoại, sau đó đoạn clip phát tán rộng rãi trên mạng.

Cán bộ nói trên bị “ném đá” dữ dội, thậm chí còn bị khủng bố điện thoại, ném rác vào nhà, chịu xử lý kỉ luật ở cơ quan. Còn có không ít trường hợp khác như nữ cảnh sát hách dịch, chửi bới tiếp viên hàng không tại sân bay, nam cảnh sát tát nhân viên quầy thu phí vì lý do “trên trời”…

Không chỉ đối tượng là cán bộ, hiện các youtuber, các “tay máy” nghiệp dư, với chiếc điện thoại thông minh có thể quay phim mọi lúc, mọi nơi. Mọi hành động, cư xử nơi công cộng đều có thể bị thu hình và phát tán. Như chuyện những đôi nam nữ có hành vi phản cảm tại quán cafe, trà sữa, đôi tình nhân ngoại tình bị đánh ghen, các hành vi thiếu chuẩn mực nơi công cộng, thậm chí chuyện tranh cãi đồng nghiệp nơi công sở…

Giờ đây, một khi bước chân ra khỏi nhà, mỗi người đều có thể trở thành “nhân vật chính” của một clip khi hành xử lệch chuẩn, thành tâm điểm của những cuộc công kích. Câu hỏi đặt ra là, người dân liệu có quyền giám sát khắp nơi như thế hay không?

Quy định về bảo vệ Quyền hình ảnh 

Quyền lực của mạng xã hội trong thời buổi công nghệ đã rõ. Nhiều Youtuber chuyên phản ánh các vấn đề xã hội, với số lượng người theo dõi khổng lồ đã trở nên có sức ảnh hưởng không nhỏ. Đi kèm với quyền lực mạng ấy là những mối lợi đến từ Youtube, từ thương hiệu cá nhân, quảng cáo… Chính vì thế, ngày càng có nhiều người lao vào mảng này.

Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi ấy là những mặt tối không thể không nói tới. Nhiều Youtuber tự xem mình là một “trang báo thu nhỏ”, một “kênh giám sát xã hội”, nảy sinh nhiều thái độ và hành động ngông cuồng. Không thiếu những Youtuber đi đâu cũng kè kè máy quay, đòi “giám sát” mọi sự việc chung quanh. Khi có va chạm thì lớn tiếng đe dọa, đòi cho đối phương “lên sóng”.

Cạnh đó, nhiều Youtuber còn tung các clip cắt ghép, bịa đặt để “câu view”, hoặc làm “đen tối hóa” các hiện trạng xã hội thông qua ống kính của mình. Vì số view và lợi ích từ mạng xã hội, một bộ phận Youtuber không ngại làm phiền, gây hại, xâm phạm quyền riêng tư người khác.

Cạnh lực lượng Youtuber, những người dùng điện thoại hiện nay cũng khả thoái mái, tự do trong việc quay lại các sự vật, hiện tượng chung quanh, bất chấp điều này có thể khiến người bị quay khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Tùng, Đoàn Luật sư TP HCM, đúng là người dân có quyền được giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cụ thể hơn, Thông tư 67/2019/TT-BCA có cho phép người dân quyền giám sát công an nhưng phải là giám sát trong khuôn khổ của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của người thi hành công vụ.

Trường hợp các Youtuber trong đoạn clip nói trên đã có hành vi “quá đà” khi không đảm bảo khoảng cách cần thiết, gây mất trật tự, khiến cơ quan cảnh sát gặp khó khăn khi làm nhiệm vụ. Đồng thời, có thể thấy người dân trong đoạn clip không đồng tình với việc bị quay phim nhưng nhóm Youtuber vẫn quay, gây ra va chạm giữa hai bên, điều này xâm phạm đến quyền cá nhân của mỗi người. 

Tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật Dân sự 2005, đang có hiệu lực và khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, đã khẳng định rõ: "Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình".

Bộ luật Dân sự 2015 khẳng định rõ hơn: "Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác".

Chỉ trừ những trường hợp sau việc sử dụng hình ảnh này không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ. Đó là, hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

Hoặc, hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. 

Thế nhưng trên thực tế, lực lượng Youtuber và cả nhiều người dân, trong đời sống hàng ngày thường quá thoải mái trong việc quay phim, chụp ảnh, ghi hình người khác mà không xin phép hoặc kể cả bị phản đối. Do đó, khi phát hiện bị xâm hại đến hình ảnh cá nhân trái quy định của pháp luật, người dân có quyền yêu cầu pháp luật giải quyết như khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền lợi.

 Đông Phương - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kịch bản y tế nào cho học sinh đến trường “mùa Covid”?

Dịch Covid-19 dần được kiểm soát tốt hơn, hiện nay 61/63 tỉnh thành đã quyết định cho học sinh trở lại trường (từ ngày 1/3 và 2/3) sau kỳ nghỉ Tết dài. Để học sinh đến trường an toàn, nhà trường và phụ huynh đã chuẩn bị nhiều phương án phòng, chống dịch cho con em mình.

Nhớ hương vị tò ho của núi rừng Tây Bắc

Thảo quả (hay quả tò ho) là một loại gia vị được nhân dân ta dùng cho vào chè lam, chè kho và một số loại bánh kẹo khác để tạo mùi vị thơm ngon cho món ăn. Ngoài ra đây còn là một loại thuốc quý, một thứ đặc sản Sa Pa tỉnh Lào Cai.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/ranh-gioi-phap-luat-cho-youtuber-giam-sat-xa-hoi-d149890.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com