Xem nhiều

Sở GTVT "nhận tiền phụ cấp" trái quy định 720 triệu đồng, Chủ tịch tỉnh Bình Thuận yêu cầu thu hồi

20/09/2020 12:03

Kinhte&Xahoi Nguyên Giám đốc Sở GTVT nhận 81 triệu đồng, các Phó giám đốc nhận 76 triệu, 50 triệu...và nhiều lãnh đạo, cán bộ khác.

Chủ tịch tỉnh Bình Thuận yêu cầu thu hồi hơn 700 triệu đồng tiền phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án tại Sở Giao thông tải Bình Thuận.

Thu hồi 720 triệu đồng

Ngày 15/9/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai đã ký ban hành quyết định thu hồi tiền phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án tại Sở Giao thông vận tải giai đoạn 2014-2016 trái quy định của pháp luật.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận quyết định thu hồi nộp ngân sách tỉnh số tiền 720.980.313 đồng của Sở Giao thông vận tải đối với khoản chi phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án. Sở Giao thông vận tải được giao có trách nhiệm thu hồi số tiền trên.

Theo danh sách các cá nhân nhận tiền phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án từ năm 2014-2016 tại Sở Giao thông vận tải Bình Thuận có 30 người. Trong đó, ông Phạm Văn Nam (Giám đốc, hiện là Bí thư Thị ủy La Gi) nhận nhiều nhất là 81,7 triệu đồng; các Phó giám đốc Nguyễn Hồng Hải (hiện là Bí thư Thành ủy Phan Thiết), Nguyễn Quốc Nam lần lượt nhận 76,5 triệu đồng và 50,3 triệu đồng; ông Nguyễn Tấn Lê (Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, hiện là Phó giám đốc phụ trách) nhận 7,7 triệu đồng...

Danh sách các cá nhân nhận tiền phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án từ năm 2014-2016 tại Sở Giao thông vận tải Bình Thuận có 30 người.

Việc thu hồi tiền căn cứ theo Kết luận thanh tra số 2714/KL-UBND ngày 27/7/2020 về việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình tại tuyến đường tránh QL55, đoạn qua thị trấn Tân Nghĩa (huyện Hàm Tân) và việc quản lý, sử dụng chi phí quản lý các dự án do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, giai đoạn năm 2013-2016; đồng thời cũng căn cứ theo Công văn số 352/UBND-NCKSTTHC ngày 27/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phương án xử lý tài chính đối với khoản kinh phí quản lý dự án đã được trích và sử dụng của Sở Giao thông vận tải Bình Thuận giai đoạn 2013-2016.

Trước đó, tại Kết luận thanh tra số 2714/KL-UBND ngày 27/7/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã kết luận, trong giai đoạn 2013 - 2016, Sở Giao thông vận tải ban hành các quyết định phê duyệt bản vẽ thi công - dự toán công trình và quyết định phê duyệt chi phí quản lý dự án, xác định phần chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng (chiếm 15% chi phí quản lý dự án) và phần của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình giao thông quản lý, sử dụng (chiếm 85% chi phí quản lý dự án), Trung tâm Quản lý dự án và Tư vấn xây dựng Công trình giao thông (nay là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình giao thông) thực hiện trích chuyển chi phí quản lý dự án này là không có cơ sở, không có quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Tuyến tránh Quốc lộ 55, từng bị vá víu vì chất lượng công trình có vấn đề.

Được biết, trong giai đoạn năm 2013-2016, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận ban hành các quyết định phê duyệt dự toán công trình do Sở làm chủ đầu tư, tổng số tiền chi phí quản lý dự án là hơn 16,1 tỷ đồng; Trong đó, phần chi phí quản lý dự án do chủ đầu tư sử dụng là hơn 2,4 tỷ đồng (tương đương 15% chi phí quản lý dự án được phê duyệt); Phần chi phí dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình giao thông sử dụng là hơn 13,7 tỷ đồng (tương đương 85% chi phí quản lý dự án được phê duyệt).

"Việc triển khai thực hiện của Sở Giao thông vận tải về phê duyệt dự toán, quy định tỷ lệ chi phí dự án trích nộp về Sở là chưa chặt chẽ và chưa đủ cơ sở để thực hiện'', Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận kết luận và nhấn mạnh trách nhiệm để xảy ra thiết sót trên là của Sở Giao thông vận tải và tổ chức, cá nhân có liên quan trong giai đoạn 2013 - 2016.

Cần làm rõ động cơ sử dụng sai tiền Nhà nước

Nhận định tính chất pháp lý của sự việc này, luật sư Phan Thị Lam Hồng - Công ty Luật Đông Hà Nội (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, việc làm của Sở GTVT Bình Thuận được xác định là trái quy định của Nhà nước dẫn đến phải thu hồi hàng triệu đồng, đây là hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Luật sư Phan Thị Lam Hồng - Công ty Luật Đông Hà Nội (Đoàn luật sư TP Hà Nội).

''Trong vụ việc tại Sở GTVT Bình Thuận cần phải phân tích, làm rõ hành vi của các cá nhân, đặc biệt là lãnh đạo Sở giai đoạn 2014-2016 để có cơ sở theo quy định pháp luật. Nếu vi phạm ở mức độ nhẹ có thể xử lý kỷ luật, còn nghiêm trọng có thể sẽ khởi tố hình sự'', luật sư Phan Thị Lam Hồng nhận định.

Theo luật sư Hồng, tại Điểm b, khoản 1, Điều 16 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương đã nêu rõ, nếu Đảng viên có hành vi ''Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân do mình trực tiếp quản lý trái quy định'' mà gây hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Trường hợp vi phạm quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng.


Theo tài liệu của phóng viên, tại Kết luận thanh tra số 2714/KL-UBND, Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cũng đã kết luận nhiều nội dung liên quan đến việc quản lý chất lượng công trình tại tuyến đường tránh Quốc lộ 55, đoạn qua thị trấn Tân Nghĩa (huyện Hàm Tân).

Theo kết luận của Chủ tịch tỉnh Bình Thuận, việc để xảy ra các thiếu sót trên trách nhiệm trước hết thuộc về Sở Giao thông vận tải với vai trò là chủ đầu tư; bên cạnh đó là trách nhiệm của Ban Quản lý dự án QL55, Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng công trình giao thông 1 (đơn vị khảo sát, thiết kế), Viện Công nghệ xây dựng cầu đường phía Nam (đơn vị tư vấn giám sát), các đơn vị thi công và các cá nhân, bộ phận thuộc các cơ quan, đơn vị này.

Trên cơ sở Kết luận thanh tra, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận giao Giám đốc Sở Giao thông vận tảitổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan theo thẩm quyền, qua đó thấy rõ mặt được, những thiếu sót để đánh giá, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và tùy theo mức độ để đề xuất hình thức xử lý (nếu có), đảm bảo nghiêm túc, đúng thẩm quyền, trách nhiệm và phù hợp theo đúng quy định.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông theo đúng quy định; trong đó có việc trích và sử dụng chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông để điều chỉnh, thực hiện đúng quy định hiện hành.


Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng giao Giám đốc Sở Tài chính rà soát và đề xuất phương án xử lý tài chính đối với khoản kinh phí quản lý dự án đã được trích và sử dụng của Sở Giaothông vận tải giai đoạn năm 2013 - 2016 theo đúng quy định pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, Giám đốc Sở Nội vụ được giao giúp UBND tỉnh Bình Thuận triển khai việc kiểm điểm các tập thể, cá nhân theo thẩm quyền; đồng thời theo dõi, đôn đốc và báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.


Theo tìm hiểu của phóng viên, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận thời điểm thanh tra do ông Phạm Văn Nam làm Giám đốc (hiện nay đang đảm nhiệm chức vụ Bí thư thị xã La Gi). Đáng nói, ông Phạm Văn Nam được cho là có sai phạm trong Kết luận thanh tra của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, song tháng 8/2020 vừa qua, Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã La Gi lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã bầu ông Nam tái đắc cử Bí thư Thị ủy La Gi. Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Lê thời điểm đó là Giám đốc Ban Quản lý dự án QL55 (nay là Phó Giám đốc phụ trách Sở GTVT tỉnh Bình Thuận).

 Trong những năm qua, công tác phòng chống tham nhũng đã được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo quyết liệt, đạt nhiều kết quả rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ. Việc phát hiện, xử lý các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là vụ án tham nhũng kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có nhiều đại án ngân hàng cũng được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực.

Tại phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 25/7/2020 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trong thời gian vừa qua, công tác đấu tranh chống tham nhũng không chững lại, không chùn xuống, ngược lại ngày càng quyết liệt, bài bản, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng qua từng bước, đến nay gần như đã trở thành phong trào, thành xu thế không thể cưỡng lại được.


Nhã Vân - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-thong/so-gtvt-nhan-tien-phu-cap-trai-quy-dinh-720-trieu-dong-chu-tich-tinh-binh-thuan-yeu-cau-thu-hoi-d135653.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com