Xem nhiều

Tạo nền tảng cho nông nghiệp hàng hóa

21/02/2022 08:50

Kinhte&Xahoi Hiệu quả của hoạt động kinh tế trang trại trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng những năm qua đã cho thấy lợi thế của mô hình này. Không chỉ tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, các trang trại đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm… qua đó, góp phần nâng cao đời sống người nông dân. Vì vậy, thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai nhiều giải pháp phát triển mô hình này.

Mô hình trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Văn Hanh, xã Phúc Lâm (huyện Mỹ Đức) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mang lại hiệu quả kinh tế cao

Những năm qua, kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giúp người nông dân sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn cũng như đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Hanh, xã Phúc Lâm (huyện Mỹ Đức) cho biết, với quy mô 1ha, gia đình ông đã đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng trang trại chăn nuôi lợn giống, lợn thương phẩm…, doanh thu đạt 19 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho 12 lao động với thu nhập 7 triệu đồng/người/tháng.

Là một trong những địa phương có nhiều mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng Nguyễn Viết Đạt thông tin: Trên địa bàn huyện có 25 trang trại tại các xã: Phương Đình, Thọ An, Trung Châu… trong đó có 23 trang trại chăn nuôi lợn, 1 trang trại nuôi gà, 1 trang trại nuôi bò…, giá trị sản xuất trung bình 4-5 tỷ đồng/năm. Không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho lao động địa phương, việc phát triển kinh tế trang trại còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý nguồn cung nông sản cho thị trường và truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Về vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 1.759 trang trại (37 trang trại trồng trọt; 1.410 trang trại chăn nuôi; 191 trang trại nuôi trồng thủy sản; 1 trang trại lâm nghiệp và 120 trang trại tổng hợp), trong đó có nhiều trang trại gắn kết với du lịch sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Trang trại hữu cơ Tuệ Viên (quận Long Biên); Trang trại trải nghiệm Vạn An (huyện Thanh Trì)...

Theo Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Lê Đức Thịnh, việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn cả nước, trong đó có Hà Nội đã góp phần xây dựng nền tảng cho phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân; góp phần xóa đói, giảm nghèo; phân bổ lại lao động và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Tập trung phát triển trang trại quy mô lớn

Phát triển kinh tế trang trại giúp các địa phương xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, quản lý chất lượng nông sản... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn một số khó khăn. Đơn cử, tại nhiều địa phương, các trang trại hoạt động theo hướng tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm có nơi chưa bảo đảm nên sức cạnh tranh yếu. Nhiều trang trại thiếu vốn đầu tư, chưa đưa được công nghệ mới vào sản xuất..., dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, bán ra thị trường chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, hiệu quả thấp.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng cho rằng: Để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, các sở, ngành cần tham mưu thành phố có chính sách cho vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, hay Quỹ Khuyến nông; tạo điều kiện tích tụ đất đai để phát triển trang trại tập trung. Cùng với đó là hỗ trợ các hoạt động liên kết để bao tiêu hàng hóa, nông sản cho người nông dân.

Về vấn đề này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin: Thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung phát triển các loại hình kinh tế trang trại, gia trại theo chuỗi liên kết, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm... gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất và thúc đẩy tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Mặt khác, Sở NN&PTNT sẽ tham mưu cho thành phố xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển trang trại quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao và tạo ra các sản phẩm an toàn.

Còn Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết: Năm 2022 Bộ NN&PTNT sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; phấn đấu đến năm 2025 có 23.000 trang trại và đến năm 2030 có 27.000 trang trại đạt các tiêu chí quy định. Cùng với đó là hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển trang trại cũng như các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế trang trại theo hướng phát triển quy mô lớn; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; khuyến khích xây dựng các trang trại nông nghiệp sinh thái, hữu cơ gắn với phát triển du lịch, qua đó khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương.

Cả nước hiện có 19.667 trang trại. Diện tích đất bình quân là 3,8 ha/trang trại; giá trị vốn đầu tư và vốn sản xuất kinh doanh bình quân là 3,52 tỷ đồng/trang trại; lao động thường xuyên bình quân là 3,5 lao động/trang trại; tổng giá trị sản xuất bình quân là 2,86 tỷ đồng/năm.

 Ngọc Quỳnh - Hà Nội mới 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dự án đường Vành đai 2: Quyết tâm thông xe vào cuối năm 2022

Với quyết tâm thông xe vào cuối năm 2022, Tập đoàn Vingroup - nhà đầu tư Dự án Xây dựng tuyến đường Vành đai 2 trên cao đã và đang huy động phương tiện, nhân lực thi công tăng ca, ứng dụng khoa học công nghệ để đẩy nhanh tiến độ thi công, với phương châm làm xong đến đâu có thể nghiệm thu ngay đến đó. Qua đó, sớm hoàn thiện dự án, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần dưới thấp (đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng) theo đúng cam kết với thành phố Hà Nội.

Ngăn ngừa, chặn đứng lợi ích nhóm

1. "Lợi ích nhóm" là lợi ích của một nhóm người gắn kết với nhau, hỗ trợ, móc ngoặc với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó. Xét về mục đích và tính chất, "lợi ích nhóm" có thể phân chia thành hai loại: "Lợi ích nhóm" tích cực và "lợi ích nhóm" tiêu cực.

Động lực phát triển mới

Họp với các bộ, ngành, địa phương về tình hình chuẩn bị đầu tư các dự án đường bộ cao tốc khởi công trong giai đoạn 2021-2025 diễn ra đầu năm Nhâm Dần 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành khẳng định, phát triển đường bộ cao tốc sẽ tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương mà tuyến cao tốc đi qua.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1025216/tao-nen-tang-cho-nong-nghiep-hang-hoa

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com