Xem nhiều

Tập trung mọi nguồn lực thần tốc xét nghiệm, tiêm chủng diện rộng trên địa bàn Thủ đô

08/09/2021 17:00

Kinhte&Xahoi Chiều 8-9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Kế hoạch số 206/KH-UBND xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc xin phòng, chống Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố.

11 tỉnh, thành phố hỗ trợ xét nghiệm, tiêm chủng

Mục đích của kế hoạch nhằm tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ từng phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa thời gian “vàng” trong thời gian giãn cách xã hội. Thần tốc xét nghiệm diện rộng toàn thành phố theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 6-9-2021 cho người dân một cách an toàn, hiệu quả nhằm phát hiện sớm các trường hợp lây nhiễm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế; kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch và chăm sóc, điều trị phù hợp. Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn đến ngày 15-9-2021 trên cơ sở số vắc xin được Bộ Y tế phân bổ và giao.

Yêu cầu đặt ra là đến ngày 15-9-2021 tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao: Hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần); tại các khu vực có nguy cơ và các khu vực khác: hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần); xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.

Xét nghiệm 3 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám, chữa bệnh và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh và theo hướng dẫn tại Công điện số 1305/CĐBYT ngày 2-9-2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19.

Thành phố cũng hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên. Áp dụng xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp. Trường hợp xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp, phải trả kết quả xét nghiệm trong vòng 12 giờ.

11 tỉnh, thành phố sẽ tham gia hỗ trợ thành phố trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng gồm 7 tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 71/CĐ-TTg là: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên và 4 tỉnh, thành phố, Hà Nội đề nghị hỗ trợ là: Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng.

Bảo đảm công tác chuẩn bị chu đáo, toàn diện, chỉ đạo chặt chẽ; phương án tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và xét nghiệm SARS-CoV-2 thống nhất, phù hợp năng lực, công suất tiêm chủng, không để mẫu tồn trong 24 giờ; bảo đảm công tác hậu cần đầy đủ, đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ, hiệp đồng linh hoạt giữa các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho các lực lượng tham gia lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng và người dân, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực lấy mẫu, tiêm chủng.

Phân chia 3 vùng xét nghiệm, tiêm chủng

Thành phố đánh giá nguy cơ theo quy định tại Quyết định 2686/QĐ-BCĐ ngày 31-5-2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19". Tiêm mũi 1 bằng loại vắc xin nào thì tiêm mũi 2 bằng loại vắc xin đó. Với người được tiêm mũi 1 bằng vắc xin của AstraZeneca, có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin của Pfizer khi được sự đồng ý của người được tiêm chủng, khoảng cách từ 8-12 tuần sau tiêm mũi 1.

Các tỉnh, thành phố tham gia hỗ trợ thành phố Hà Nội trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng thực hiện tại quận, huyện, thị xã nào thì địa phương đó chịu trách nhiệm bố trí nơi ăn, chỗ ở và bảo đảm điều kiện làm việc.

Phạm vi thực hiện cụ thể: Vùng 1 (15 quận, huyện): Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai; Vùng 2 (5 quận, huyện): Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; Vùng 3 (10 huyện, thị xã): Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên.

Tại Vùng 1, việc lấy mẫu xét nghiệm và tiêm chủng do các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố thực hiện; tại Vùng 2 đơn vị hỗ trợ thực hiện là các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; tại Vùng 3 đơn vị hỗ trợ thực hiện là các tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng. Thời gian triển khai xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 đến ngày 15-9-2021.

Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách thành phố sẽ bảo đảm kinh phí cho công tác xét nghiệm, công tác vận chuyển và bảo quản vắc xin từ tuyến Trung ương về thành phố và từ thành phố về các quận, huyện, thị xã.

Nguồn ngân sách quận, huyện, thị xã bảo đảm các kinh phí khác để triển khai lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo đúng quy định trên địa bàn bao gồm: Vật tư tiêu hao, trang thiết bị, vật tư phòng hộ; kinh phí tập huấn, truyền thông; kinh phí in ấn biểu mẫu, báo cáo; kinh phí thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải; kinh phí cho các lực lượng tham gia; kinh phí khác phát sinh khi triển khai chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn...

Nguồn từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia; nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho công tác xét nghiệm và tiêm chủng.

Linh hoạt trong lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin

UBND thành phố cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, địa phương. Cụ thể, Sở Y tế được giao xây dựng phương án (phương án phân bổ đơn vị xét nghiệm, đơn vị tiêm theo địa bàn, điều động nhân lực tổ chức thực hiện...) để bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, chất lượng, an toàn và tiến độ đề ra. Căn cứ quy định, hướng dẫn về các đối tượng tiêm theo thứ tự ưu tiên, UBND thành phố giao Giám đốc Sở Y tế chủ động triển khai thực hiện theo kế hoạch và phân bổ vắc xin theo tiến độ phân bổ của Bộ Y tế.

Sở Y tế cũng là đầu mối liên hệ với đại diện 11 tỉnh, thành phố để phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã trong việc tổ chức chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng; đồng thời căn cứ tiến độ triển khai tại từng địa bàn, khu vực để điều phối, phân bổ đơn vị tham gia lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng linh hoạt, hiệu quả.

UBND thành phố giao Công an thành phố phối hợp các lực lượng khác trong việc huy động người dân tham gia xét nghiệm và tiêm chủng, chỉ đạo lực lượng công an cơ sở bảo đảm an ninh trật tự tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm và tiêm chủng; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan phân luồng, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện ra/vào vận chuyển mẫu xét nghiệm, các phương tiện phục vụ các cán bộ y tế phục vụ công tác xét nghiệm, tiêm chủng trên địa bàn thành phố.

Sở Giao thông Vận tải được giao chuẩn bị nhân lực và phương tiện để sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ công tác lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng trên địa bàn thành phố khi có yêu cầu. Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị theo lĩnh vực quản lý như các chuỗi cung ứng, dịch vụ thiết yếu, các cụm công nghiệp, chợ đầu mối... thực hiện việc xét nghiệm, tiêm chủng cho cán bộ, người lao động theo kế hoạch của UBND quận, huyện, thị xã.

UBND thành phố giao Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc triển khai kế hoạch xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc xin phòng, chống Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố. Tổng hợp kinh phí triển khai Kế hoạch, báo cáo, tham mưu UBND thành phố bố trí nguồn kinh phí triển khai kế hoạch. Đồng thời hướng dẫn việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí cho công tác lấy mẫu, xét nghiệm Covid-19 và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo quy định. Trường hợp có vướng mắc vượt thẩm quyền, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan báo cáo UBND thành phố.

Sở Thông tin và Truyền thông được giao xây dựng kế hoạch tuyên truyền tạo sự đồng thuận, ý thức về trách nhiệm, quyền lợi của người dân trong việc tham gia lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng; sự ủng hộ, tình cảm của các tỉnh, thành phố đối với Thủ đô; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân. Phối hợp các cơ quan báo chí trung ương và thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận, để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm, cùng với hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả, vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng tổ chức phối hợp đơn vị liên quan, áp dụng nền tảng công nghệ thông tin thực hiện quét dữ liệu, nhập liệu mẫu xét nghiệm theo quy định, trước mắt đối với Vùng 2 và Vùng 3. Bên cạnh đó, Sở phối hợp Công an thành phố xử lý nghiêm các đối tượng đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật về công tác chỉ đạo điều hành và tình hình dịch bệnh; tổ chức vận hành hiệu quả Tổng đài 1022 tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị và phản ánh, tư vấn liên quan trong công tác phòng, chống dịch theo khung thời gian 24/7 và chuyên các cơ quan đơn vị kịp thời xử lý.

UBND thành phố đề nghị Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo, điều phối đoàn thanh niên các cấp triển khai hỗ trợ việc xét nghiệm, tiêm chủng tại địa bàn dân cư, bao gồm hỗ trợ công tác tổ chức, hướng dẫn, lấy mẫu, nhập liệu theo hướng dẫn của ngành y tế; bảo đảm giãn cách; giám sát tập trung đông người; phối hợp Sở Y tế hướng dẫn nghiệp vụ và cung cấp đội ngũ tình nguyện viên lấy mẫu xét nghiệm; xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã; các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tổ chức tiêm chủng và xét nghiệm Covid-19 cho công nhân trong các khu công nghiệp theo kế hoạch của chính quyền địa phương; thành lập các tổ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tự nguyện để tham gia công tác tự lấy mẫu và xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho doanh nghiệp và hướng dẫn người lao động tự lấy mẫu xét nghiệm tại nơi lưu trú dưới sự hướng dẫn và giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã trên địa bàn.

Nhập 100% dữ liệu lấy mẫu xét nghiệm ngay từ khi lấy mẫu

UBND các quận, huyện, thị xã phải yêu cầu sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác triển khai, xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các đoàn hỗ trợ của các tỉnh, thành phố trên địa bàn. Đồng chí Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo phù hợp tình hình thực tế địa phương, bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch.

Các địa phương cũng phối hợp với Sở Y tế và đơn vị đầu mối các đoàn hỗ trợ y tế của các tỉnh, thành phố triển khai công tác lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng trên địa bàn. Đồng thời, UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải và đơn vị liên quan bố trí nơi ăn, chỗ ở, điều kiện làm việc (phương tiện bảo hộ bảo đảm phòng chống lây nhiễm), phương tiện đi lại cho các đoàn hỗ trợ y tế của các tỉnh, thành phố và của cán bộ y tế của thành phố thực hiện công tác lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng và các nội dung liên quan trên địa bàn.

Các địa phương được giao chỉ đạo rà soát, lập danh sách người lấy mẫu xét nghiệm, danh sách người tiêm chủng và huy động đầy đủ số lượng thực hiện theo kế hoạch; phân công lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, hướng dẫn người dân thực hiện quy định về an toàn phòng, chống dịch tại khu vực lấy mẫu xét nghiệm và các điểm tiêm; chỉ đạo việc chuyển mẫu xét nghiệm tới các cơ sở thực hiện xét nghiệm theo phân luồng tiếp nhận mẫu xét nghiệm.

Các quận, huyện, thị xã phải huy động sự tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các lực lượng địa phương như: Tổ Covid-19 cộng đồng, tổ trưởng dân phố/cụm dân cư, trưởng thôn/xóm, các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện yêu cầu xét nghiệm sàng lọc Covid-19. Bên cạnh việc phối hợp với Ban Quản lý các khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Sở Công Thương rà soát, lập danh sách và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.

UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, phân công nhân lực để nhập 100% dữ liệu lấy mẫu xét nghiệm ngay từ khi lấy mẫu và cập nhật vào hệ thống để báo cáo theo thời gian thực; chỉ đạo thành lập các tổ lấy mẫu, xét nghiệm Covid-19 tự nguyện tại cộng đồng dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các hoạt động trước, trong và sau khi tổ chức triển khai chiến dịch xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Covid-19.

Các địa phương huy động sự tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội địa phương tới tận các tổ dân phố, thôn xóm và các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn tham gia trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đi tiêm chủng, tham gia trong công tác tổ chức, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm tiêm chủng. Đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị trước, trong ngày tiêm chủng.

Huy động sự tham gia của cơ sở y tế trung ương, tư nhân

UBND thành phố đề nghị Ban Dân vận Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị - xã hội chỉ đạo các lực lượng tại cơ sở cùng phối hợp với lực lượng y tế và các lực lượng khác để hoàn thành việc xét nghiệm diện rộng và tiêm chủng trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm các quy định giãn cách xã hội; huy động các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia công tác tiêm chủng và xét nghiệm.

Thành phố cũng đề nghị các viện, bệnh viện, trường đại học trực thuộc bộ, ngành trung ương, cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố triển khai công tác lẫy mẫu, xét nghiệm Covid-19 cho người dân trên địa bàn và sự điều phối của Sở Y tế; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện xét nghiệm về Sở Y tế theo quy định. Đồng thời hỗ trợ công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho nhân dân trên địa bàn khi được yêu cầu theo kế hoạch của UBND quận, huyện, thị xã...

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. 

 Mai Hữu - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19: Gần 19.000 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn

Tính đến 31/8/2021, gần 19.000 tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất của các DN, cá nhân kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội đã được gia hạn theo Nghị định số 52/2021/NĐ/CP của Chính phủ. Điều này cho thấy nỗ lực của các cơ quan chức năng Hà Nội trong việc gấp rút triển khai, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thời gian qua.

Hà Nội: Nỗ lực khôi phục sản xuất ở ''vùng xanh''

Thành phố Hà Nội thiết lập nguyên tắc 3 vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất. Tại “vùng xanh”, nhiều đơn vị đã quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực ở mức cao nhất để hỗ trợ.

Có tình trạng chính quyền không chủ động hỗ trợ người dân tiếp cận chính sách phòng, chống dịch

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà đánh giá, quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP đến nay rất khẩn trương, quyết liệt nhưng vẫn có tình trạng cơ quan chính quyền chờ đợi chứ không chủ động đến với người dân.

Nguồn: Hà Nội mới http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1011355/tap-trung-moi-nguon-luc-than-toc-xet-nghiem-tiem-chung-dien-rong-tren-dia-ban-thu-do

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com