Xem nhiều

Tết Đoan Ngọ ăn gì để “giết sâu bọ”?

07/06/2019 09:34

Kinhte&Xahoi Hàng năm, cứ ngày 5/5 (Âm lịch), dân ta lại chuẩn bị những món ăn dân dã như rượu nếp, bánh tro, hoa quả,… để “giết sâu bọ” và mong cho một mùa màng bội thu.

Tết Đoan Ngọ là một phong tục Lễ tết có ở nhiều nước châu Á. Không chỉ riêng Việt Nam mà Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc… đều có ngày tết này.

Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ đã được Việt hoá thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng, nhớ ơn tổ tiên. Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan dương.

Trong đó, “đoan” có nghĩa là mở đầu, “ngọ” hay “dương” được hiểu là giữa trưa, là khí dương. Đoan Ngọ hay Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Theo tục lệ từ xưa, người dân thường thắp hương vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch.

Tết Đoan Ngọ được diễn ra khi các cánh đồng lúa đang được thu hoạch. Là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dễ sinh sâu bệnh nên vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh, đặc biệt là bằng các món ăn.

Cơm rượu nếp cẩm

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này vì theo quan niệm của người dân, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu cơm nếp sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.

Món cơm nếp cẩm được nấu (hoặc lên men) cùng với rượu theo y học cổ truyền có vị ngọt, tác dụng của nó là bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm…

Ngay buổi sáng mồng 5 sau khi thức dậy, nhiều gia đình còn có thói quen ăn một bát cơm rượu để diệt sâu bọ.

Món cơm nếp cẩm được nấu (hoặc lên men) cùng với rượu theo y học cổ truyền có vị ngọt, tác dụng của nó là bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm…

Món cơm nếp cẩm được nấu (hoặc lên men) cùng với rượu theo y học cổ truyền có vị ngọt, tác dụng của nó là bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm…

Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng. Các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn.

Rượu nếp được làm từ xôi nguyên hạt lên men. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày.

Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Tùy ở mỗi nơi mà cách chế biến cơm rượu nếp lại khác nhau.

Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, còn cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc.

Ngoài ra, trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta còn biến tấu một số món ngon khác từ nếp cẩm như xôi nếp xẩm, chè nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm, chè chuối nếp cẩm.

Các loại quả đầu mùa

Vải cũng là thức quả được nhiều người chọn lựa.

Hoa quả đúng mùa cũng được xem là một phương thuốc diệt sâu bọ. Theo quan niệm của ông bà xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp “chuốc say”, chúng ta tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn.

Tháng 5 là thời điểm mà các loại hoa trái mùa hè bắt đầu vào mùa. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Thịt vịt

Mâm cơm ngày giết sâu bọ của nhiều gia đình thường có thịt vịt.

Nếu như thịt vịt là món ăn bị kiêng kỵ ăn vào những ngày đầu tháng thì nó lại rất được ưa chuộng trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món chính trong ngày này. Thịt vịt theo đông y còn có tác dụng bồi bổ cơ thế sau ốm, chữa co giật, hạ nhiệt, giảm mụn nhọt.

Món thịt vịt trước đây được xem là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, tuy nhiên càng ngày thịt vịt càng phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước.

Trong khi một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 (âm lịch) thì một số người khác lại cho rằng từ 5/5 (âm lịch) trở đi thịt vịt sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn và không còn mùi hôi nữa.
 
Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Chè trôi nước

Chè trôi nước là món không thể thiếu của người miền Nam trong Tết Đoan Ngọ.

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh ăn cùng với nước cốt dừa.

Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.

Để nấu món chè trôi nước ngọt ngào không đòi hỏi nhiều công đoạn vất vả, nhọc nhằn, nhưng lại cần sự khéo léo và tinh tế của người làm bếp.

Bột được nhồi cho đến khi dẻo và mềm. Khi nặn bánh, người làm chỉ lấy một lượng nếp vừa đủ đặt trong lòng bàn tay rồi dàn mỏng ra, bỏ nhân đậu vào giữa, gói tròn lại và vo trong lòng bàn tay sao cho thật tròn trịa.

Bánh tro

Nếu Tết Nguyên đán không thể thiếu bánh chưng thì vào ngày Tết Đoan Ngọ, những chiếc bánh tro trong veo vàng óng lại là thứ bánh mà nhà nào cũng có. Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng...

Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân.

Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau, có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác. Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng.

Bánh tro được xem như là món ăn hội tụ tinh hoa của đất trời bởi khâu lựa chọn nguyên liệu và quy trình chế biến rất tỉ mỉ.

Nếp làm bánh phải lựa loại đều hạt, thơm và nhất định không được lẫn với gạo tẻ.  Nước tro nấu bánh được gạn từ nước tro đốt từ những cây rơm nếp vàng óng.

Vì vậy bánh tro theo quan niệm xưa là có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ có tác dụng tiêu tan hết bệnh tật trong người, đồng thời giải nhiệt trong tiết trời oi bức tháng 5.

Bánh khúc

Khác với người Kinh có cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt, đặc sản Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) là món bánh khúc.

Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm gần giống bành dày.

Gạo sau khi ngâm kỹ, giã cùng rau khúc thành bột mịn và nắm thành từng nắm nhỏ. Đậu xanh xay vỡ, đãi sạch vỏ ngoài, đem đồ chín. Hành phi chín vàng rồi cho vừng đen rang chín, giã nhỏ trộn đều với đỗ làm nhân bánh.

Bánh khúc được hấp hoặc rán tùy theo sở thích, nhưng hấp dẫn nhất là chao qua chảo mỡ. Bởi lúc này, những chiếc bánh nóng có độ phồng, bóng, thơm thơm của mùi lá khúc cùng hương vị của đậu xanh, của hành, mỡ pha chút ngậy của vừng đen.

Chè kê

Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.

Chè kê nấu đơn giản những chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các ngũ cốc khác, đồng thời có tác dụng bồi bổ khí huyết, cân bằng thể trạng cho những người thường xuyên dùng các đồ ăn, thức uống giải nhiệt.

Chè kê ở Huế rất đặc biệt vì thường ăn kèm với bánh tráng mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc. Bởi thế vị giòn của bánh tráng nhanh chóng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi khiến món ngon càng thêm hấp dẫn.

Nguồn: Gia Đình & Xã Hội, Dân Trí

Theo Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Rác thải “bủa vây” chân cầu Long Biên

Cầu Long Biên là công trình lịch sử và biểu tượng vô cùng ý nghĩa đối với người dân Thủ đô nhưng nhiều năm nay luôn bị rác thải bủa vây, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com