Xem nhiều

Thái Hòa, Nghệ An: Nhiều sai phạm trong khai thác khoáng sản

02/06/2019 19:28

Kinhte&Xahoi Thời gian vừa qua, người dân thôn Tân Ấp, xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An đã liên tục phản ánh về tình trạng khai thác cát, sỏi tại khu vực này có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Đã đủ điều kiện để khai thác mỏ?

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết việc khai thác cát, sỏi ở đoạn sông chạy qua địa bàn căn cứ vào vào Giấy phép số 1594/GP-UBND ngày 13/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cấp cho Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Anh Huy (Công ty Anh Huy), địa chỉ khối Quyết Thắng, phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Thanh Tân. Qua nhiều văn bản cho thấy Công ty Anh Huy chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Hoạt động khai thác cản trở, thay đổi dòng chảy và mua bán cát sỏi trái phép công khai tại xã Nghĩa Hòa - thị xã Thái Hòa.

Khu đất, mỏ giao cho Công ty Anh Huy đang thuộc quyền quản lý của UBND xã Nghĩa Hòa quản lý và hiện nay có hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất nông nghiệp đến nay công ty vẫn chưa hoàn thành việc hỗ trợ di dời; đơn thư khiếu nại của người dân vẫn chưa được giải quyết. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản yêu cầu Công ty Anh Huy hoàn thành việc giải phóng mặt bằng mới được giao đất và mỏ, tuy nhiên không hiểu sao ngày 06/6/2017 vẫn được UBND thị xã Thái Hòa phê duyệt “Trích lục và đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính khu đất số 04/2017/BĐĐC tỷ lệ 1/2000” với diện tích đất 40.000 m2.

Xác minh qua cơ quan thuế với thông tin Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Anh Huy trước đó thực hiện việc khai báo thuế tại Chi cục Thuế thị xã Thái Hòa. Tuy nhiên, hiện nay công ty này đã đóng mã số thuế ngừng hoạt động ngày 22/03/2018. Vì công ty đã ngừng hoạt động nên đương nhiên các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải ngừng lại. Vậy nhưng, căn cứ vào phản ánh của người dân cũng như thực tế hoạt động nghiệp vụ của phóng viên cho thấy mỏ cát này vẫn đang được khai thác bình thường. Như vậy, việc khai thác cát sỏi tại xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa rõ ràng là trái pháp luật.

Ngày 22/05/2019, khi tác nghiệp thực tế tại mỏ cát đang được khai thác, phóng viên thấy một người đàn ông và một phụ nữ đang ở trong lán mỏ cát, sỏi lao ra. Chưa kịp bước xuống xe, chúng tôi đã thấy người đàn ông này cầm một ống típ cùng với người phụ nữ chạy tới chặn đầu xe đe dọa và chửi bới. Dù đã trình bày lý do muốn được tìm hiểu thông tin thực tế nhiều chiều từ những phản ánh của người dân, nhưng người phụ nữ vẫn lớn giọng chửi bới phóng viên và xác nhận rằng, bà ta là chủ hợp pháp của khu mỏ đang khai thác tại thôn Tân Ấp, xã Nghĩa Hòa và tuyên bố bất cứ báo chí nào cũng không được vào đây quay phim chụp ảnh khu vực này.

Hành vi khai thác mỏ có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Căn cứ vào giấy phép đã được cấp cho Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Anh Huy thì đây là chủ thể duy nhất có quyền khai thác mỏ cát sỏi tại xã Nghĩa Hòa. Tuy nhiên, hiện nay công ty này có mã số thuế 2901364944 đã ngừng hoạt động từ ngày 22/3/2018 và chưa làm thủ tục đóng mã số thuế nên đương nhiên không ai được quyền khai thác mỏ này khi giấy phép đã cấp chưa bị thu hồi.

Để tìm hiểu làm rõ sự việc hơn, phóng viên đã liên hệ với các phòng ban chức năng của thị xã Thái Hòa và một điều bất ngờ là ngay tại Văn phòng Hội đồng nhân dân & Ủy ban nhân dân thị xã Thái Hòa, phóng viên đã gặp lại người phụ nữ đã từng gặp tại khu mỏ.

Vì vậy, chúng tôi tìm hiểu qua Chánh Văn phòng và được biết đó là bà Nguyễn Thị Ngọc Bé, Văn thư của Văn phòng HĐNĐ & UBND thị xã Thái Hòa. Còn người đàn ông cầm cây típ sắt có ý đe dọa phóng viên được đối chiếu qua clip đó là ông Nguyễn Hữu Dũng, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Thái Hòa cũng là chồng của bà Ngọc Bé. Với các hành vi lăng mạ, chửi bới và đe dọa, ngăn cản hoạt động tác nghiệp của phóng viên như vậy thì vợ chồng ông Dũng, bà Bé đã vi phạm các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, vi phạm Luật Báo chí.

Dù Công ty Anh Huy chính là chủ thể đang khai thác mỏ hay thực chất là vợ chồng ông Dũng, bà Bé thì hành vi khai thác mỏ như trên đã có dấu hiệu vi phạm Điều 227, Bộ luật Hình sự 2015:

“1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Các khoản 2, 3, 4 của điều luật này ấn định các hình phạt năng hơn tùy thuộc vào hậu quả, mức độ vi phạm của chủ thể phạm tội.

Hơn nữa, việc khai thác mỏ như vậy cũng đã có dấu hiệu trốn thuế được quy định tại Điều 200, Bộ luật Hình sự 2015: "1.Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán”.


Có một điều bất ngờ mà chúng tôi được biết, ông Nguyễn Hữu Dũng lại có tên và chức danh Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Anh Huy thể hiện tại biên bản giao đất, giao mỏ ngày 22/12/2017 gồm có đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường bà Lê Thị Thu Hiền và ông Trần Đình Phú, còn đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Thái Hòa có ông Hoàng Nghĩa Thái và ông Lê Xuân Long, đại diện cho xã Nghĩa Hòa có ông Lê Xuân Nghĩa và bà Đậu Thị Huyền.

Nếu ông Dũng góp vốn để thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Anh Huy thì việc này đã vi phạm pháp pháp luật về cán bộ, công chức. Cụ thể, theo khoản 2, điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 và khoản 2, điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công chức không được quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp, không được quản lý doanh nghiệp.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng ở thị xã Thái Hòa cần làm việc với Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Nghệ An để xem xét lại quá trình thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Anh Huy để làm rõ có hay không việc ông Dũng góp vốn thành lập doanh nghiệp, cũng như quản lý doanh nghiệp? 

Việc khai thác mỏ có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng mặc dù người dân đã phản ánh lên các cấp chính quyền địa phương nhưng vụ việc vẫn không được giải quyết, vậy có hay không sự bao che với “lợi ích nhóm” của ông Phạm Văn Thạch với cương vị Phó Chủ tịch thị xã Thái Hòa được giao nhiệm vụ phụ trách kinh tế - ngân sách, tài nguyên...?

Lý do gì với doanh nghiệp đã đóng mã số thuế dừng hoạt động từ tháng 3/2018 chỉ sau 03 tháng bàn giao mỏ, nhưng hiện nay vẫn ngang nhiên khai thác cát sỏi trái phép, gây mất an ninh, trật tự, thất thu thuế, qua đây cho thấy trên địa bàn công tác quản lý nhà nước về khoáng sản còn yếu về chuyên môn, công tác kiểm tra không hiệu quả.

Ngày 03/4, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương về tình hình khai thác cát sỏi trái phép, để làm rõ nguyên nhân tồn tại, yếu kém, đề ra các biện pháp đấu tranh hiệu quả. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nêu rõ, dư luận xã hội bức xúc và có thông tin về việc buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, có dấu hiệu bao che, có nơi xử lý, có nơi không xử lý tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép. Trường hợp phát hiện cán bộ có hành vi bao che, bảo kê cho vi phạm sẽ tùy tính chất, mức độ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng ở tỉnh Nghệ An cần vào cuộc để ngăn ngừa vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm của cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

 Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chuyện buồn… “tham nhũng tương lai”

Tuần qua, dư luận tiếp tục dậy sóng khi những kết quả điều tra mới được công bố: mỗi thí sinh được nâng điểm từ trượt thành đỗ vào trường theo nguyện vọng, cha mẹ mỗi thí sinh Sơn La phải chi 1 tỷ đồng, bằng tổng tiền lương 20 năm của một kỹ sư mới ra trường. Nếu ai đó nói vấn đề lớn nhất của giáo dục Việt Nam hiện nay là chất lượng thì biểu hiện cụ thể là sự không trung thực của sản phẩm giáo dục, do những hoạt động giáo dục chưa thượng tôn pháp luật…

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com