Xem nhiều

Tham nhũng trong các lĩnh vực y tế, bảo vệ pháp luật làm giảm nghiêm trọng lòng tin của Nhân dân

24/10/2021 14:25

Kinhte&Xahoi Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong ngành Y tế, cơ quan bảo vệ pháp luật- những nơi liêm khiết trong sạch lại có bộ phận không nhỏ tham nhũng rất nghiêm trọng, đến mức phải truy cứu hình sự đã gây bức xúc, giảm lòng tin của Nhân dân vào những người mà mình tin tưởng nhất.

Sáng nay (24/10), Quốc hội thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; Công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp)

Cần có cơ chế để cán bộ "không dám, không muốn, không ham" tham nhũng

 Thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, công tác tuyên truyền nhận thức, phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu và quy trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan đơn vị được người dân đồng tình ủng hộ, với nhiều biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát được thường xuyên, xử lý sai phạm rất kiên quyết không vùng cấm. Tham nhũng, lãng phí từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, tạo niềm tin tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần làm lành mạnh, trong sạch bộ máy Nhà nước.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong khu vực hành chính, dịch vụ công; Những nơi nhạy cảm trên các lĩnh vực dễ tiếp cận tham nhũng chưa được ngăn chặn có hiệu quả, đặc biệt là trong ngành y tế, cơ quan bảo vệ pháp luật.

"Nơi đây là liêm khiết trong sạch nhưng lại có bộ phận không nhỏ tham nhũng rất nghiêm trọng, đến mức phải truy cứu hình sự gây bức xúc trong Nhân dân, giảm lòng tin vào những người mà mình tin tưởng nhất", đại biểu Hòa nói.

Để công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả, đại biểu Phạm Văn Hòa đề xuất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng cho cán bộ, viên chức, người lao động và đặc biệt cần có cơ chế để cán bộ "không dám, không muốn, không ham" tham nhũng.

"Trong công tác thanh tra, kiểm toán giám sát trên các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng, cán bộ thanh tra, kiểm toán phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, không vì áp lực, hoặc nhiều lý do khác nhau mà bỏ qua sai phạm nghiêm trọng của tổ chức cá nhân sai phạm, nếu vi phạm phải xử nghiêm để răn đe", ông Hòa nói.

Đại biểu Hòa cũng cho rằng, cơ quan thẩm quyền cần sớm ban hành các quy định cụ thể về kiểm soát tài sản thu nhập của cán bộ, viên chức, người đứng đầu, nhằm khắc phục hạn chế công tác này trong thực tế.

Tăng, bổ sung biên chế cho ngành Tư pháp

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Thừa Thiên Huế) cho rằng, trong năm 2021, tỷ lệ giải quyết tin báo tố giác tội phạm, tỷ lệ giải quyết vụ án chưa đạt mục tiêu Quốc hội giao.

Một số vụ án, vụ việc còn kéo dài, án trả hồ sơ bổ sung giữa các cơ quan tố tụng còn xảy ra. Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị Giám đốc thẩm và tái thẩm chưa cao, kết quả thi hành án dân sự đạt thấp.

Theo ông Hải, có nhiều nguyên nhân dẫn đến một số tồn tại trên, như dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số lượng vụ án, vụ việc phải giải quyết vẫn nhiều; Điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán đang phải đối diện áp lực rất lớn đối với những quy định ngày càng chặt, đòi hỏi phải tăng cường trách nhiệm để tránh oan sai và tránh bỏ lọt tội phạm.

Ngoài ra, chế độ phụ cấp của điều tra viên còn hạn chế so với chức danh tư pháp khác. Thực hiện chính sách tinh giảm biên chế nên các ngành không đủ biên chế và các ngành chức danh tư pháp để đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ ngày càng tăng cao”, ông Hải nói.

Đại biểu đến từ đoàn Thừa Thiên Huế cho biết, trong báo cáo thì ngành công an, viện kiểm sát, tòa án Nhân dân còn thiếu biên chế, nhất là đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán.

"Để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao, giảm áp lực công việc, giảm oan sai, bỏ lọt tội phạm, đề nghị Quốc hội xem xét tăng hoặc bổ sung biên chế ít nhất cũng bằng biên chế trước năm 2015, khi chưa thực hiện chính sách cắt giảm biên chế trong ngành Tòa án và Viện kiểm sát Nhân dân. Cùng với đó quan tâm chế độ phụ cấp cho điều tra viên trong lực lượng Công an Nhân dân", đại biểu Hải đề xuất.

Hạnh Nguyên - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tham-nhung-trong-cac-linh-vuc-y-te-bao-ve-phap-luat-lam-giam-nghiem-trong-long-tin-cua-nhan-dan-181154.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com