Xem nhiều

Thanh Hóa: Cần rà soát lại hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ dăm

29/08/2018 14:52

Kinhte&Xahoi Những xưởng sản xuất, kinh doanh gỗ dăm trên trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa có được quy hoạch xây dựng và kinh doanh đúng quy định của pháp luật hay không?

Dọc theo QL1, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (khu vực giáp ranh với địa phận thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) nhiều năm nay xuất hiện những nhà xưởng chế biến và kinh doanh lâm sản, cụ thể là băm nhỏ gỗ cây Keo (dân trong nghề thường gọi là gỗ dăm) bán cho thương lái nước ngoài thu mua tại cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa. Tuy nhiên những nhà xưởng này có được quy hoạch xây dựng và kinh doanh đúng quy định của pháp luật hay không? Đó là điều mà phóng viên muốn phản ánh.

Đường vào nhà máy chế biến gỗ Minh Long.

 

Chỉ cần đứng ngoài QL1 thuộc địa bàn xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa là cũng có thể nhìn thấy hoạt động chế biến gỗ dăm. Những cây gỗ sau khi được chủ doanh nghiệp nhập về sẽ được cho vào máy để tách vỏ, sau đó được cho vào dây chuyền băm nhỏ. Khi đã chế biến xong, gỗ dăm được đổ đống ở những bãi chứa chờ xe vận chuyển đến bãi tập kết ở cảng Nghi Sơn để tiêu thụ. Đây là quy trình chế biến lâm sản của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Long 68 (Công ty Minh Long 68) mà chúng tôi muốn đề cập đến.

Theo biển chỉ dẫn của Công ty Minh Long 68, vượt qua con đường gồ gề bị băm nát bởi những chiếc xe vận chuyển hàng quá khổ, quá tải và bụi trắng mịt mờ, sẽ thấy những dãy nhà xưởng, máy móc, thiết bị để chế biến gỗ dăm của Công ty này. Hoạt động chế biến này diễn ra khá kín đáo và thầm lặng.

Người dân nơi đây cho biết: “Nhà máy chế biến này của Công ty Minh Long 68 đã tồn tại nhiều năm nay ở đây. Việc chế biến gỗ dăm diễn ra thường xuyên và đều đặn, chỉ khi trời mưa nguyên liệu chế biến bị khan hiếm thì họ mới dừng việc chế biến lại chờ đến hết mưa lại hoạt động tiếp”.

Xưởng chế biến gỗ dăm Minh Long.

 

Trao đổi sơ bộ với cán bộ UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cấp phép thực hiện Dự án chế biến nhà máy lâm sản Minh Long 68 tại khu kinh tế Nghi Sơn, được biết UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định số 379/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 với quy mô đầu tư xây dựng xưởng sản xuất, chế biến gỗ. Bao gồm các hạng mục như 01 xưởng cưa, xẻ, chế biến gỗ (khoảng 1.800 m2); xưởng sấy gỗ (khoảng 450 m2); kho bảo quản chứa thành phẩm (khoảng 500 m2);xưởng tận thu các sản phẩm gỗ (khoảng 480 m2); văn phòng điều hành (khoảng 120 m2)… và các công trình, hạng mục phụ trợ khác.

Xưởng chế biến trông như bãi tập kết của Công ty Sinh Lộc Phát.

 

Khi nhà máy hoàn thiện và đưa vào hoạt động sẽ cho công suất chế biến sản phẩm gỗ tinh nhằm sản xuất ván lát sàn, giường, tủ, bàn ghế v.v là 3000 m3/ năm; sản phẩm tận thu từ cưa, xẻ, chế biến gỗ bình quân khoảng 5000 tấn/ năm. Cùng với tiến độ thực hiện: Khởi công xây dựng vào quý III/ 2017; Hoàn thành đi vào sử dụng vào quý III/ 2018.

Tuy nhiên không biết vì lý do gì mà Công ty Minh Long 68 vẫn chưa thực hiện được đúng tiến độ dự án và ngày 27/06/2018, Công ty này đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa xin gia hạn hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ thực hiện Dự án và đã được UBND tỉnh đồng ý gia hạn thêm thời gian 50 ngày (kể từ ngày 27/06/2018). Như vậy cũng có nghĩa là Công ty Minh Long 68 chưa đủ điều kiện để chế biến gỗ như hoạt động của Công ty hiện nay(?). Để rõ hơn về nội dung này, phóng viên đã liên hệ làm việc với chính quyền cấp sở tại để phản ánh khách quan nhất.

Giống như Công ty Minh Long 68, tại địa bàn xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa cũng mọc lên một nhà máy chế biến gỗ có tên là Mai Anh 88. Cũng với biển chỉ dẫn sơ sài, theo con đường bụi mù mịt, xưởng chế biến gỗ Mai Anh cũng nằm ở địa thế một bên sát núi và phía ngoài là những dãy nhà dân sinh.

Xét về quy mô thì xưởng chế biến này có vẻ to hơn xưởng chế biến của Công ty Minh Long 68. Toàn bộ diện tích của nhà máy đã được bao bọc bởi tưởng rào, bên trong là máy móc đang hoạt động cho ra những sản phẩm gỗ dăm. Tuy nhiên xưởng chế biến này mọc lên có phép hay không, tại số báo sau phóng viên xin được phản ánh đầy đủ nhất.

Tại khu thu mua gỗ dăm bán cho thương lái trongkhu vực cảng Nghi Sơn, giáp ranh cũng xuất hiện một xưởng chế biến gỗ. Theo nguồn điều tra riêng của phóng viên thì đây là điểm chế xuất của Công ty cổ phần Sinh Lộc Phát – Chi nhánh tại Nghi Sơn. Nếu không quan sát kỹ thì có thể nhầm tưởng rằng nhà máy chế xuất này cũng chỉ là bãi tập kết sản phẩm để bán cho thương lái nước ngoài.

Vậy nhà máy này có hoạt động theo đúng pháp luật hay không? Trước tình trạng nêu trên, Khu kinh tế Nghi Sơn và UBND huyện Tĩnh Gia sẽ thông tin thế nào tới phóng viên?

Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với cấp có thẩm quyền để tìm hiểu thông tin.

Theo KD&PL

 


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP. Việt Trì

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Sỹ Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP. Việt Trì - vì liên quan đến sai phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com