Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đồng chủ trì hội nghị.
Quang cảnh hội nghị
Hợp tác hiệu quả trên 6 nội dung ký kết
Theo ông Bùi Trường Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, sau 5 năm, có thể khẳng định Chương trình hợp tác được triển khai toàn diện cả 6 nội dung ký kết, hiệu quả, thực chất và bám sát kế hoạch đề ra cho từng năm.
Các hoạt động trọng tâm đã triển khai là phối hợp tổ chức các tọa đàm khoa học, khảo sát thực tiễn nhằm phục vụ trực tiếp công tác tham mưu, tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước.
Hai bên đã tổ chức 3 tọa đàm khoa học, phối hợp tổ chức tham gia nghiên cứu các đề tài, hội thảo lấy ý kiến về: Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống "diễn biến hòa bình"; Phối hợp tổ chức nghiên cứu các đề tài phục vụ Chương trình số 20-CTr/TU nghiên cứu khoa học trọng điểm Thành phố Hà Nội "Những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, định hướng phát triển Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030"; Hội thảo lấy ý kiến của Hội đồng Lý luận Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố vào dự thảo Đề án thí điểm Mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội để trình Bộ Chính trị.
Hai bên cũng đã phối hợp tổ chức 4 cuộc khảo sát thực tế kết hợp tọa đàm khoa học tại một số địa phương, địa bàn Thủ đô phục vụ nhiệm vụ tư vấn, tổng kết lý luận và thực tiễn mà Trung ương giao; Đồng thời, phối hợp tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phục vụ công tác xây dựng văn kiện Đại hội XIII của Đảng và văn kiện Đại hội XVII Đảng bộ TP.
Các đại biểu tại hội nghị
Từ năm 2017 đến nay, Hội đồng lý luận Trung ương đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ thực hiện Chương trình số 20 - CTr/TU, chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm TP Hà Nội "Những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ TP, định hướng phát triển Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030"; Phối hợp khảo sát, nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn Hà Nội đề xuất một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ 4 nhóm vấn đề với 21 chủ đề lớn phục vụ Chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025.
Kết quả phối hợp trên từng mảng nội dung hoạt động và của từng năm có những nét riêng. Các cuộc tọa đàm khoa học, nghiên cứu, khảo sát thực tiễn do Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy Hà Nội tổ chức đã có tác dụng thiết thực, góp phần giúp hai cơ quan nâng cao chất lượng tham mưu, tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước. Chương trình số 20 - CTr/TU đã góp phần giúp nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ TP, định hướng phát triển Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
“Tất cả các hoạt động phối hợp của hai bên cho dù tổ chức dưới hình thức khác nhau như khảo sát, tọa đàm, hội thảo... thì đều cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Thành ủy Hà Nội, xây dựng định hướng và tầm nhìn của Thủ đô trước kỳ đại hội Đảng bộ TP”, ông Bùi Trường Giang cho biết.
Phát huy tính chủ động, tích cực, huy động hợp lý các nguồn lực
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai Chương trình hợp tác giữa Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy Hà Nội giai đoạn vừa qua chủ yếu vẫn tập trung vào các hoạt tổ chức tọa đàm khoa học, nghiên cứu, khảo sát thực tiễn gắn với các vấn đề lý luận chính trị. Việc phối hợp trao đổi thông tin tài liệu, ấn phẩm còn chưa đều đặn, kịp thời. Nhiều tiềm năng, thế mạnh của hai bên chưa được phát huy xứng tầm.
Để tăng cường hiệu quả hợp tác trong giai đoạn tới, hai bên tiếp tục cập nhật, hoàn thiện và tổ chức ký kết Chương trình hợp tác giữa Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy TP Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản trình bày dự thảo chương trình hợp tác
Các nội dung hợp tác trong giai đoạn này sẽ tập trung vào kế thừa các thành tựu và khắc phục hạn chế của giai đoạn 2017-2021; Tiếp tục hợp tác tổng kết thực tiến, nghiên cứu lý luận gắn với định hướng chủ trương, chính sách nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho cho việc cụ thể hóa, thể chế hóa các tư tưởng chỉ đạo, chủ trương lớn, đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ TP Hà Nội; Chuẩn bị cho việc xây dựng luận cứ khoa học phục vụ việc xây dựng các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và Đại hội XVIII của Đảng bộ TP Hà Nội, phục vụ công tác tư vấn, tham mưu với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Cùng với đó, hai bên tiếp tục phối hợp tổ chức các hội thảo và tọa đàm khoa học, nhất là các buổi tọa đàm chuyên sâu; khảo sát thực tiễn về một số vấn đề lý luận chính trị, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tẳng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng.
Hai bên tiếp tục phối hợp tổ chức các hội thảo và tọa đàm khoa học, nhất là các buổi tọa đàm chuyên sâu; Khảo sát thực tiễn về một số vấn đề lý luận chính trị, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tẳng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng; Phối hợp xây dựng cơ chế cụ thể về việc đặt hàng nghiên cứu, chia sẻ, trao đổi thông tin, ấn phẩm và các tư liệu phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao liên quan đến lý luận chính trị.
Về giải pháp, ngay trong quý I/2023, hai bên xây dựng và thống nhất các kế hoạch chi tiết với các nội dung, công việc cụ thể trên cơ sở phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của mỗi bên. Lãnh đạo hai cơ quan thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sâu sát nhằm thúc đẩy tiến độ và bảo đảm chất lượng các hoạt động hợp tác theo đúng kế hoạch được phê duyệt.
Các đơn vị đầu mối, giúp việc lãnh đạo hai cơ quan trong việc triển khai các kế hoạch hợp tác phải thường xuyên trao đổi thông tin để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy các hoạt động hợp tác theo hướng bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
Trong quá trình triển khai các kế hoạch hợp tác đã được thống nhất, hai bên cần phát huy tính chủ động, tích cực, huy động hợp lý các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên. Trong những trường hợp cụ thể, bên cạnh cơ chế hợp tác song phương, hai bên có thể xem xét, huy động các hợp tác đa phương nhằm đạt được kết quả hợp tác tốt nhất.
Hai bên phối hợp xây dựng cơ chế cụ thể về việc đặt hàng nghiên cứu, chia sẻ, trao đổi thông tin, ấn phẩm và các tư liệu phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao liên quan đến lý luận chính trị.
Tú Linh; Ảnh: Viết Thành - TTTĐ