Xem nhiều

"Thưởng Tết tháng 13"- Ước mơ lớn của giáo viên vùng khó khăn

16/12/2022 07:59

Kinhte&Xahoi Thưởng Tết – đó là điều mà các giáo viên (GV), đặc biệt là GV ở tỉnh vùng cao, vùng khó khăn ngậm ngùi buồn tủi vì lương đã thấp, thưởng Tết lại còn bèo bọt.

Từ lâu, GV không có quy định tiền thưởng Tết hay “lương tháng 13” (tháng lương chi tăng thêm cho GV ngoài 12 tháng lương chính thức) như các doanh nghiệp.

Không bao giờ có khái niệm “thưởng Tết”

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, vấn đề thưởng Tết luôn trở thành đề tài “nóng” được những người công tác trong ngành Giáo dục quan tâm. Tùy từng trường mà các cán bộ, GV, nhân viên có khoản thưởng Tết cao hay thấp hay thậm chí không có gì?

Cô Sa Thị Huệ - GV trường Tiểu học và THCS Ba Khe, Cát Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái khẳng định, GV vùng cao không có “lương tháng 13” bao giờ.

Vào dịp Tết, Công đoàn nhà trường có chút động viên GV, có năm nhà trường cho GV 400 nghìn đồng, Công đoàn cho 100 nghìn đồng nữa là tròn 500. Năm ngoái, nhà trường cho 700 nghìn đồng. Còn năm nay, trường chưa có thông báo nhưng Hiệu trưởng nói sẽ cố gắng như các năm trước.

 Cô trò trường Tiểu học và THCS Ba Khe.

Cô Huệ cho rằng, tùy từng trường, tùy chi tiêu để cho GV mà không công khai khoản thưởng Tết. Trong năm, nếu Hiệu trưởng chắt góp chi tiêu, thì sẽ có cho GV dù chỉ là một chút động viên. Còn đối với phụ huynh, học sinh thì ai cũng khó khăn nên không ai tặng quà GV vào dịp Tết.

“Ai cũng vậy, đi làm cả năm, có cái Tết cổ truyền dân tộc rất mong, trông chờ nên thưởng Tết là khoản động viên khích lệ tinh thần cho mọi người, có chút động viên cho cán bộ, GV” – cô Huệ bày tỏ.

Nhiều người hỏi cô Huệ về thưởng Tết nhưng cô không dám nói ra vì số tiền nhận được chẳng đáng là bao, rất bèo bọt…, còn nói rằng không buồn, không chạnh lòng là đang nói dối. Cô Sa Thị Huệ mong muốn dịp Tết sẽ có cái được gọi là có thưởng Tết để gia đình được xôm hơn, con cái có thêm bộ đồ mới, nội ngoại có thêm món quà báo hiếu…

Trường Tiểu học và THCS Ba Khe là trường bán trú và vào dịp Tết, nhà trường thường tổ chức cho học sinh các hoạt động như gói bánh chưng, có tặng quà, có năm nuôi được lợn thì mổ lợn…

Cô Nga hy vọng GV có “lương tháng 13” .

Cô Lò Thị Thuý Nga (SN 1995)  - GV trường THCS Nam Thanh (phường  Nam Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) cho biết, các năm trước, Công đoàn nhà trường sẽ thưởng Tết bằng tiền mặt cho cán bộ, GV của trường với mức cao nhất là 500 nghìn đồng, tuỳ từng đợt quỹ của Công đoàn. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ lên kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khoá trước khi nghỉ Tết.

Năm nay, trường THCS Nam Thanh chưa có thông báo gì về thưởng Tết, tuy nhiên, cô Nga cũng như các GV khác đều mong muốn là càng thưởng nhiều càng vui.

“GV có lương tháng 13 như nhiều ngành nghề khác để họ đỡ vất vả, khó khăn hơn. Tôi hy vọng cũng điều đó và đó là ước mơ chính đáng của tất cả các thầy cô vì ai đi làm cả năm mà lại không mong được thưởng Tết” – cô Thuý Nga bộc bạch.

“Thưởng Tết” – điều xa vời

Thưởng Tết GV sẽ phụ thuộc vào quy chế chi tiêu nội bộ mỗi trường. Vì vậy, khoản thưởng Tết của từng trường sẽ khác nhau.

Cô Bùi Thị Hào - Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Hồng, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, có thể các ngành khác sẽ có thưởng Tết nhiều nhưng đối với GV mầm non thì cao nhất là 2 triệu đồng. Có lẽ, năm nay cũng như các năm trước, cô Hào và các cô vẫn muốn Nhà nước quan tâm hơn nữa đến chế độ thưởng Tết cho GV và đây luôn là ước mơ mà theo cô nghĩ là rất chính đáng.

“Tôi hy vọng Nhà nước sẽ qua tâm nhiều hơn nữa đến chế độ thưởng Tết cho GV. Vì lương của họ đã thấp, không tích góp được nhiều, đến khi Tết đến nhiều khoản chi tiêu cộng với thưởng Tết ít khiến các cô chật vật lo toan” – cô Hào bày tỏ.

Chế độ thưởng Tết cho GV là ước mơ rất chính đáng. (Trong ảnh: Một giờ học tại trrường Mầm non Hoa Hồng)

Chẳng nói những GV vùng khó khăn, địa phương còn nghèo nàn lạc hậu, nhiều GV tại một số nơi đời sống người dân vô cùng khá giả thì những thầy cô ấy vẫn thấy đồng tiền thưởng Tết rất xa vời.

“9 năm đi làm, hiện lương mỗi tháng của tôi được 5,3 triệu đồng, nhiều mong muốn không biết nói gì nhưng nghe đến thưởng Tết mà xa vời quá” – chia sẻ của cô P - một GV tại huyện Hoài Đức (Hà Nội).

Cô P cho hay, khi muốn mua sắm nhiều thứ để biếu bố mẹ nhưng với đồng lương thấp, thưởng ít ỏi đành phải chi tiêu dè sẻn. Những ngành khác dịp Tết nói chuyện thưởng cao, còn GV lại thấy buồn, nhưng buồn nhiều năm rồi cũng thành quen. Quen vì mức lương GV thấp, không đủ trang trải cuộc sống.

Thực tế, đời sống GV còn rất nhiều khó khăn nhưng GV được thưởng một tháng lương để có phần nào kinh phí chăm lo Tết Âm lịch là một ước mơ chính đáng của họ. Cả năm đi dạy vất vả với rất nhiều việc, đồng lương đã không cao, đến Tết cầm đồng tiền thưởng, tuy vui nhưng  nhiều GV cảm thấy tủi thân, rớt nước mắt.

Tiền thưởng Tết, “lương tháng 13” mà GV ở một số địa phương nhận được vào dịp Tết, thực chất là thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức, được quy định tại Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.

Hoa Tiên - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phát huy dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Sáng 15/12, hơn 10 ý kiến tham luận tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát huy dân chủ nhằm tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn Thủ đô Hà Nội”, do Thành ủy Hà Nội và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức, đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát huy dân chủ cơ sở trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội; hướng tới mục tiêu phát triển Thủ đô Hà Nội nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/thuong-tet-thang-13-uoc-mo-lon-cua-giao-vien-vung-kho-khan-d187890.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com