Xem nhiều

Trước ngày lên sàn, Phó Chủ tịch Cienco 4 bất ngờ từ chức

10/10/2018 15:12

Kinhte&Xahoi Trước thời điểm lên sàn, mới đây, vợ phó chủ tịch Nghệ An bất ngờ thôi chức Phó Chủ tịch HĐQT Cienco 4, đồng thời cổ đông lớn của doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành giao thông này cũng có hàng loạt thay đổi.

Mới đây, HĐQT Tập đoàn Cienco 4 (Cienco 4) đã ban hành Nghị quyết về việc miễn nhiệm đối với bà Trương Thị Tâm – Phó chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT Cienco 4. Động thái này diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp này chuẩn bị niêm yết vào cuối năm nay.

Bà Trương Thị Tâm

Theo đó, HĐQT đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ – Phó chủ tịch HĐQT và Thành viên HĐQT Tập đoàn Cienco 4 kể từ ngày 02/10/2018, dựa trên kết quả xem xét Đơn xin thôi giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT và từ nhiệm Thành viên HĐQT Cienco 4 của bà Tâm trước đó. Việc miễn nhiệm đối với bà Trương Thị Tâm sẽ được HĐQT Cienco4 báo cáo với Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất.

Việc bà Tâm xin từ nhiệm diễn ra trước thềm Cienco 4 niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán trong Quý IV năm nay.

Năm 2017, Cienco 4 đạt doanh thu hơn 4,1 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 208 tỷ. Sau khi lên sàn, Cienco4 đặt mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, phát triển đa ngành nghề. Bên cạnh xây dựng hạ tầng giao thông, Tập đoàn này cũng đang mở rộng sang lĩnh vực đầu tư về du lịch, bất động sản, khu công nghiệp...

Được biết, bà Trương Thị Tâm là vợ của ông Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. Ông Hoa từng có thời gian đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Cienco 4 sau một thời gian dài nắm giữ vị trí giám đốc CTCP 482 (thành viên của Cienco 4). Đến cuối 2014, ông Hoa bị bãi nhiệm chức danh Tổng giám đốc Cienco 4 trước khi được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trong một cuộc họp bất thường của HĐND tỉnh này.

Tại Ceinco4, bà Tâm có vai trò rất lớn, không chỉ bởi các chức vụ cấp cao mà bà còn từng gián tiếp thông qua cổ đông lớn khác nắm giữ 20,75% vốn điều lệ Cienco4 - tính đến ngày 30/6/2018. Và cổ đông lớn của Cienco4 được nhắc đến ở đây chính là CTCP Tập đoàn VPA (VPA).

Theo tìm hiểu, VPA được thành lập vào ngày 21/1/2016, với số vốn điều lệ đăng ký là 400 tỷ đồng, người đại diện theo pháp luật và Tổng giám đốc của công ty này là ông Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1970) chính là Chủ tịch đương nhiệm của Cienco4.

Tại thời điểm đó, trong cơ cấu của VPA, ông Nguyễn Văn Tuấn là người đóng góp nhiều nhất với 144,882 tỷ đồng (chiếm 36,220% vốn điều lệ), tiếp đến là bà Trương Thị Tâm với 129,422 tỷ đồng (chiếm 32,360% vốn điều lệ) và đứng thứ ba là ông Lê Ngọc Vinh (sinh năm 1995, là con trai của bà Trương Thị Tâm) với 106,92 tỷ đồng (chiếm 26,73%).

Tuy nhiên, theo đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 18/5/2016, VPA đã giảm 30% vốn điều lệ xuống chỉ còn hơn 280 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu cổ đông đã tập trung tỷ lệ chi phối vào 2 cá nhân là bà Trương Thị Tâm (chiếm 46,209% vốn điều lệ) và ông Lê Ngọc Vinh (chiếm 38,174% vốn điều lệ), số tiền đầu tư không thay đổi so với ban đầu. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Tuấn đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 36,220% xuống chỉ còn 9,254% nhưng vẫn giữ nguyên các chức vụ tại VPA.

Được biết, sau khi bà Tâm rút khỏi các vị trí tại Cienco4, công ty VPA cũng có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông.

Cụ thể, theo thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp được cấp ngày 4/10/2018, có 5 trên tổng số 6 cổ đông cá nhân đã tiến hành thoái sạch vốn tại đây, trong đó, bao gồm bà Trương Thị Tâm và ông Lê Ngọc Vinh.

Cùng với sự thay đổi về cơ cấu cổ đông, ngày 8/10/2018 vừa qua VPA đã tiến hành đổi tên thành Công ty Cổ phần New Link (New Link). Bên cạnh đó,ng Nguyễn Văn Tuấn cũng không còn là Chủ tịch HĐQT mà được thay thế bằng ông Văn Hồng Tuân. Người đại diện theo pháp luật là ông Đặng Trọng Đức (sinh năm 1986, chức vụ Tổng giám đốc) được thay bằng ông Lê Thanh Hà (sinh năm 1977, chức vụ Giám đốc).

Ngoài ra, VPA (cũng thay đổi trụ sở chính của công ty từ: NV 02 – 03, số 173 đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội tới địa chỉ tại: Tầng 10, Tòa nhà ICON4, Số 243A đường Đê La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, trùng với địa chỉ tòa nhà sẽ diễn ra cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vào ngày 22/10 tới đây.

 

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ai được lợi từ vụ xây nhà hát ở Thủ Thiêm?

Báo cáo trước HĐND TPHCM, Phó chủ tịch thành phố Lê Thanh Liêm cho hay, dự án nhà hát với kinh phí dự kiến 1.508 tỷ đồng lấy từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (Quận 1). Vậy ai được lợi từ việc xây nhà hát và tại sao HĐND lại hối hả bấm nút nhanh như vậy?

Những ký ức khó quên ngày đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô

64 năm đã trôi qua nhưng trong ký ức các nhân chứng lịch sử, ngày đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô vẫn là khoảnh khắc hào hùng. Hình ảnh “trùng trùng quân đi như sóng” như mang cả trong mình khát vọng và hoài bão của biết bao chàng trai, cô gái Hà Nội thuở ấy, ra đi để hẹn ngày trở về trong niềm vui chiến thắng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com