Xem nhiều

Việt Nam đã khiến toàn thế giới thán phục khi chỉ ghi nhận 268 ca nhiễm bệnh Covid-19 đến thời điểm này, trong đó không có bệnh nhân nào tử vong dù đường biên giới giáp với Trung Quốc - tâm dịch đầu tiên trên toàn thế giới.

Ngày 23/4, Việt Nam bước vào ngày thứ 7 không có ca mắc Covid-19 mới. Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu khả quan, ngày 23/4 Chính phủ Việt Nam chính thức nới lỏng quy định giãn cách xã hội, chấm dứt quãng thời gian cao điểm phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Ngày 23/4 chính phủ Việt Nam chính thức nới lỏng quy định giãn cách xã hội. Ảnh: AFP 

Hãng tin AFP của Pháp đăng bài về các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội được thực hiện tại Việt Nam từ ngày 23/4, với khẳng định của các chuyên gia cho rằng những biện pháp phản ứng quyết liệt, bao gồm cách ly và theo dõi, kiểm soát các ca nghi nhiễm là yếu tố quyết định đưa đến thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

AFP cho rằng, mặc dù có đường biên giới dài với Trung Quốc, Việt Nam chỉ ghi nhận 268 ca nhiễm và chưa có trường hợp tử vong do Covid-19. Việt Nam đã đưa ra các biện pháp quyết liệt chống dịch Covid-19. Với việc không có ca nhiễm mới nào vào ngày thứ 6 liên tiếp, Chính phủ Việt Nam hôm 22/4 đã quyết định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 23/4.

Theo ông Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nỗ lực của Việt Nam trong việc kêu gọi người dân hợp tác cùng chính phủ đóng vai trò quan trọng dẫn đến thành công này.

“Họ đang thực hiện tốt nhiệm vụ của mình”, ông Kasai nhận định, đồng thời nói thêm rằng Việt Nam đã cách ly khoảng 80.000 người. “Tôi tin rằng đó là lý do giúp Việt Nam kiểm soát số ca lây nhiễm ở mức thấp”.

Từ khi áp dụng chỉ thị cách ly toàn xã hội từ đầu tháng 4 đến nay, Việt Nam gần như không đón bất kỳ chuyến bay quốc tế nào. Đường phố Hà Nội, nơi luôn tấp nập các phương tiên lưu thông, trở nên vắng vẻ sau khi lệnh giãn cách xã hội được thực hiện.

Việt Nam đang là ví dụ để các nước học hỏi trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Ảnh: Getty

Nỗ lực chống dịch của Việt Nam đã được đền đáp. Đến ngày 22/4, ngày thứ 6 liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm mới, Chính phủ đã cho phép một số cửa hàng và dịch vụ hoạt động trở lại. Đến ngày 23/4, một vài quán cà phê đã mở cửa kinh doanh trên đường phố Hà Nội.

Hãng tin Reuters của Anh hôm 22/4 cũng có bài viết đánh giá cao về tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Với số lượng ca mắc dưới 300 trường hợp và không có người nào tử vong, 7 ngày qua Việt Nam cũng không có ca nhiễm mới.

Bài viết trên Reuters cho rằng Việt Nam đang được quốc tế đánh giá cao vì là một quốc gia có ít nguồn lực về kinh tế hơn so với nhiều quốc gia khác, song lại kiểm soát dịch Covid-19 thành công hơn.

Reuters cũng cho rằng, việc cách ly hàng loạt, theo dõi và thực hiện xét nghiệm trên diện rộng giúp Việt Nam thành công trong kiểm soát dịch. Theo dữ liệu do Bộ Y tế Việt Nam công bố hôm 22/4, nước này đã tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho 180.067 người và xác định 268 trường hợp nhiễm bệnh, 83% số ca nhiễm đã phục hồi và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Nhiều tờ báo Pháp như Le Monde, Le Figaro cũng ca ngợi thành công trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam, khi có số lượng ca nhiễm thấp và không có ca tử vong nào, dù có đường biên giới chung với Trung Quốc.

268 ca nhiễm Covid-19, trong đó 223 bệnh nhân bình phục và chưa có ca tử vong. Tính đến ngày 23/4, Việt Nam đã tròn 1 tuần không ghi nhận ca nhiễm mới. Với con số này, Việt Nam đã trở thành một ví dụ để các nước học hỏi trong cuộc chiến chống lại Covid-19, bao gồm cả các nước phương Tây.

Tờ Le Figaro đặt ra câu hỏi, làm thế nào mà Việt Nam, đất nước có đường biên giới chung với Trung Quốc và một quốc gia đang phát triển, lại có thể xoay sở để hạn chế tới mức thấp nhất sự lây lan của virus SARS-CoV-2?

Khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 được dán trên khắp đường phố Hà Nội, Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam đã nhanh chóng tránh được hậu quả tai hại của dịch bệnh Covid-19 kiểm soát chặt sau khi ghi nhận 2 trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên, không mở cửa lại các trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngoài ra, Việt Nam còn thực hiện lệnh giãn cách xã hội từ đầu tháng 4, buộc cách ly hàng loạt một số địa phương bị coi là ổ dịch từ giữa tháng 2.

Truyền thông Đức trong tuần qua tiếp tục có hàng loạt bài viết để giải mã cho sự thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Trong suốt một tháng qua, các hãng tin, báo, trang mạng và viện nghiên cứu lớn và có uy tín của Đức như hãng thông tấn DPA, FAZ, DW, Junge Welt, và Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) đã có những bài viết đánh giá cao chiến lược chống dịch của Việt Nam, có thể coi đây là mô hình tham khảo cho các nước.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày thứ hai nới lỏng giãn cách xã hội: Nhiều mối lo từ chợ cóc, quán ăn

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên sáng 24-4, Hà Nội có mưa, trời chuyển rét. Lượng người tham gia giao thông trên các trục đường chính khu vực ngoại thành thưa vắng. Việc thực hiện giãn cách xã hội ở các huyện được duy trì khá tốt. Tuy nhiên, trong nội thành, vi phạm xảy ra nhiều ở các chợ "cóc", chợ dân sinh…

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/truyen-thong-quoc-te-danh-gia-cao-tuan-chien-thang-covid-19-cua-viet-nam-382291.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com