Xem nhiều

Tuyên án vụ 4 cựu công an giúp Việt kiều buôn lậu siêu xe

20/07/2020 17:37

Kinhte&Xahoi TAND Cấp cao tại TP HCM vừa xử phúc thẩm vụ đường dây buôn lậu "siêu xe" do Việt kiều Mỹ câu kết với nhiều cán bộ công an thực hiện.

Các bị cáo tại tòa ngày 20-7. (Ảnh: báo Pháp luật TP HCM)

TAND Cấp cao tại TP HCM vừa xử phúc thẩm vụ đường dây buôn lậu "siêu xe" do Việt kiều Mỹ Helena Phạm câu kết với nhiều cán bộ công an thực hiện. Phiên tòa được mở do các bị cáo kháng cáo xin hưởng án treo và giảm nhẹ tiền phạt.

Bị cáo Bùi Lê Việt Khôi (Kenny Khôi, nguyên trưởng phòng kinh doanh xe ô tô công ty Dương Đông-Sài Gòn) và các đồng phạm hầu tòa về tội buôn lậu. Riêng cựu Trưởng công an xã Lộc An, bà Nguyễn Gia Thu (sinh năm 1971) hầu toà về tội giả mạo trong công tác.

HĐXX tuyên phạt Khôi 600 triệu đồng thay cho hình phạt tù. Bị cáo Thu bị phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Các bị cáo Nguyễn Tiến Dũng (cựu trưởng công an xã Lộc Thành, huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng), Lê Đinh Trường (cựu trưởng công an xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lộc), Đinh Văn Hồng (cựu phó công an xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) bị phạt 18 tháng tù đến ba năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Bị cáo Đậu Ngọc Tố, Đoàn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Thiệu bị phạt từ hai năm sáu tháng tù đến ba năm tù nhưng cho hưởng án treo. Năm bị cáo còn lại là Nguyễn Đức Thắng, Võ Thị Huyền Trinh, Nguyễn Đức Huy, Hàn Quang Án và Nguyễn Minh Hiếu bị phạt mỗi người 300 triệu đồng.

VKS cho rằng trong vụ án này, các bị cáo phạm tội với vai trò đồng phạm giúp sức. Một nhóm là các cán bộ công an vì nể nang, mối quan hệ quen biết. Nhóm còn lại là các Việt kiều vì nghe lời các bị cáo đầu vụ, vì vụ lợi đã ký các giấy tờ để các bị cáo nhập khẩu xe gây thất thoát số tiền thuế rất lớn. Các bị cáo nhận thức được hành vi nhưng lại làm điều pháp luật không cho phép nên không được hưởng án treo theo quy định.

Theo VKS, nhóm Việt kiều đều bị truy tố với vai trò đồng phạm, áp dụng hình thức phạt tiền thì không phù hợp. Các bị cáo là người có đầy đủ năng lực hành vi, phải chịu trách nhiệm dân sự lẫn hình sự.

HĐXX nhận định hành vi của bị cáo Khôi đã phạm tội buôn lậu với vai trò đồng phạm, cấp sơ thẩm xử phạt Khôi 36 tháng tù là có căn cứ đúng pháp luật. Tuy nhiên, bị cáo là Việt Kiều, số tiền hưởng lợi là 290 triệu đồng bị cáo đã tự nguyện khắc phục. Mục đích của bị cáo không phải là chiếm đoạt nên áp dụng hình phạt tiền hơn là hình phạt tù.

Một số bị cáo bị Helena Phạm và Mai Thị Ái lợi dụng việc các bị cáo không có việc làm, xa quê hương nhiều năm... HĐXX cho rằng việc xử phạt bằng hình thức phạt tiền thay vì hình phạt tù là cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật. Từ đó, HĐXX quyết định tuyên án như trên.

Diệu Nhi - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xử lý cán bộ là bước sàng lọc cho nhiệm kỳ sau

“Tôi cho rằng, xử lý nhiều cán bộ sai phạm trong nhiệm kỳ này thì sang nhiệm kỳ sau sẽ bớt đi, thời gian tới sẽ tốt lên, không lặp lại vết xe đổ nữa. Đây cũng là bước sàng lọc cho nhiệm kỳ tới hoạt động tốt hơn. Vừa chọn được cán bộ tốt, cũng là bài học, tấm gương để cán bộ ở nhiệm kỳ mới soi vào”, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chia sẻ.

Cầu nối đưa pháp luật đến với cán bộ, chiến sĩ toàn quân

Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống, là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật. Những năm qua, đẩy mạnh công tác PBGDPL, toàn quân đã triển khai nhiều đề án, xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả cao.

Nhiều xã vùng núi Thừa Thiên - Huế khát nước sạch

Hàng ngàn hộ dân thuộc huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn đang phải chật vật tìm nguồn nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng thiếu nước sạch ở đây đã diễn ra nhiều năm nay; nhiều hộ dân phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh từ các khe suối, ao, hồ; đồng nghĩa với việc đối mặt với nguy cơ dịch bệnh.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/tuyen-an-vu-4-cuu-cong-an-giup-viet-kieu-buon-lau-sieu-xe-d129858.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com