Xem nhiều

Văn bản từ trên lầu xuống lầu cũng mất 3-4 ngày

19/05/2020 22:15

Kinhte&Xahoi Sáng nay (19/5), Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố Chỉ số CCHC (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2019.

Dân vẫn phải chạy lòng vòng

Ghi nhận, biểu dương sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan liên quan trong việc triển khai kế hoạch xác định Chỉ số PAR index 2019, Chỉ số SIPAS 2019, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, kết quả của các Chỉ số trên cho thấy, công tác CCHC đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm trong thời gian qua với nhiều nghị quyết, chỉ thị về CCHC đã được ban hành và chỉ đạo triển khai quyết liệt.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, vị trí của Việt Nam được cải thiện một cách đáng kể trên một số bảng xếp hạng uy tín như: Xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu giai đoạn 2016-2020 tăng 20 bậc, xếp thứ 70/190 quốc gia và xếp thứ 5 trong khối ASEAN; Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI 4.0 tăng 10 bậc, từ 77 lên 67/141 quốc gia và xếp thứ 7 trong khối ASEAN; Tạp chí US News & World xếp Việt Nam đứng thứ 8/80 quốc gia và thuộc top 10 quốc gia có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư…

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra không ít hạn chế, tồn tại, đó là một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa coi công tác CCHC là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết vẫn tồn tại nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm; còn tồn tại văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; một số bộ, ngành chưa chú trọng trả lời các kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là kiến nghị liên quan đến vướng mắc, khó khăn trong thực hiện thể chế, chính sách…

Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nội dung công bố, công khai TTHC và công khai kết quả giải quyết hồ sơ TTHC; nhiều bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, thay đổi phương thức trong giải quyết TTHC, còn tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, không thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi giải quyết TTHC trễ hẹn..

Đáng lưu ý, việc triển khai xây dựng và duy trì Cổng dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin báo cáo, Hệ thống một cửa điện tử, thực hiện gửi nhận văn bản điện tử, xử lý văn bản trên môi trường mạng của các bộ, ngành, địa phương còn chậm. Việc khai thác dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 còn chưa thật hiệu quả..

Xin lỗi là lời đầu tiên người cán bộ, công chức nhà nước phải biết. Trọng dân, học dân thì đầu tiên là khi mình làm không đúng với dân thì phải xin lỗi dân". (Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình).
 

Khắc phục những tồn tại trên, Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ban ngành, các địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận với các công cụ giải quyết TTHC. “Chúng ta cải cách gì thì cải cách, cái chính là phải làm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả bộ máy hành chính nhà nước”-Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đăc biệt, phải cải cách “lương tâm”, không để dân phải chạy lòng vòng, không để một việc phải đi qua nhiều ban ngành. “Ở địa phương các đồng chí nói là có văn bản từ trên xuống dưới, các cơ quan gặp nhau trên lầu, xuống lầu cũng mất 3-4 ngày mới tới…”.

Chính bởi vậy, Phó Thủ tướng đề nghị sự phối hợp, quy trình xử lý công việc, quy định chế tài xử lý trách nhiệm phải rõ ràng để giúp bộ máy nhà nước tinh gọn, công chức viên chức nhà nước mới đề cao tinh thần ý thức là công bộc của dân, không gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân. Những vấn đề này phải làm cho tốt.

“Năm 2020 vừa là mốc kết thúc vừa là khởi đầu cho giai đoạn mới về CCHC rồi, không thể để tình trạng một công văn, văn bản giữa hai cơ quan tầng trên, tầng dưới mà phải mất mấy ngày mới có thể đến được”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tạo sự chuyển biến thật sự trong bộ máy công quyền

Trên tinh thần đó, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đề nghị người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp từ Trung ương đến địa đổi mới tư duy, nhận thức, coi công tác này là khâu có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển biến trong hoạt động quản lý nhà nước, làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ gương mẫu đi đầu và có hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương để làm sao khi người dân, doanh nghiệp đến cơ quan hành chính nhà nước phải được hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục; quy trình phải ngắn gọn, có thời hạn trả hồ sơ. Nếu công chức và cơ quan trễ hẹn ngày trả kết quả giải quyết thì phải nêu rõ lý do và xin lỗi chân thành. Không thể để người dân phản ánh rằng dù làm chưa xong nhưng không được xin lỗi.

“Như thế thì không còn ý nghĩa cải cách nữa. Cho nên xin lỗi là lời đầu tiên người cán bộ, công chức nhà nước phải biết. Trọng dân, học dân thì đầu tiên là khi mình làm không đúng với dân thì phải xin lỗi dân. Đó là điều kiên quyết, đề nghị phải chú ý”- Phó Thủ tướng yêu cầu.

Toàn cảnh hội nghị tại Trụ sở Chính phủ.

Nhiệm vụ tiêp theo là phải tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chi đạo điều hành và thực thi pháp luật. Đẩy mạnh cải cách TTHC, thực hiện nhanh, quyết liệt, thực chất hơn việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, điều kiện kinh doanh.

“Tới đây sẽ có sự chỉ đạo để làm sao tạo chuyển biến thật trong bộ máy công quyền nhà nước; cán bộ, công chức, viên chức thật sự là người công bộc; không có sự nhũng nhiễu, không có việc chi phí ngoài luồng, phải chạy “xin- cho”... Đó là những vấn đề cần tiếp tục đẩy mạnh. Có như vậy chúng ta mới huy động được hết nguồn lực để tạo được phong trào khởi nghiệp thật tốt”- Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu, sau Hội nghị công bố PAR index 2019, Chỉ số SIPAS 2019, các bộ, ngành, địa phương bắt tay ngay vào triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh CCHC, phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID-19, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của năm 2020, tạo tiền đề và sức bật cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước trong giai đoạn tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, thành công của công tác CCHC thời gian qua chính là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc đẩy mạnh tuyên truyền về sự đổi mới của dịch vụ công, từ đó tạo điều kiện cho các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân, doanh nghiệp một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, ông Trần Thanh Mẫn vẫn còn trăn trở khi hiện nay, ở một số nơi, doanh nghiệp và người dân vẫn còn phàn nàn về các TTHC; cán bộ tiếp nhận, giải quyết TTHC còn gây phiền hà, sách nhiễu; hiện tượng tham nhũng vặt vẫn còn tồn tại…

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn kiến nghị thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa các TTHC, cắt giảm các thủ tục không cần thiết để tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong việc giao dịch. 



 


 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lộ nguyên nhân công trình 11 tỷ đồng ở TP Vinh đổ gãy chỉ sau trận giông lốc

Chỉ sau một trận giông lốc, hàng loạt cột đèn trang trí được tài trợ với tổng mức đầu tư 11 tỷ đồng tại TP Vinh (Nghệ An) bị đổ gãy. Nguyên nhân ban đầu được xác định do kết cấu chịu lực của chân cột đèn trang trí yếu, không đủ khả năng chịu lực khi xảy ra trận mưa to, gió lốc lớn.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/van-ban-tu-tren-lau-xuong-lau-cung-mat-3-4-ngay-d124910.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com