Xem nhiều

Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 18

01/06/2019 09:41

Kinhte&Xahoi Từ ngày 31/5 đến 2/6, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á, còn gọi là Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 diễn ra tại khách sạn Shangri-La ở Singapore. Đối thoại Shangri-La là hội nghị thường niên quy tụ các bộ trưởng và quan chức quốc phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thảo luận về thách thức và an ninh trong khu vực.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tham dự cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN. Ảnh qdnd.vn

Với sự tham gia của quan chức từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á - Thái Bình Dương, Đối thoại Shangri-La 2019 có 6 phiên toàn thể với các chủ đề: Tầm nhìn của Hoa Kỳ về an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; An ninh Triều Tiên: Những bước tiếp theo; trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á và những thách thức; Trung Quốc và hợp tác an ninh quốc tế; ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực có cạnh tranh; bảo đảm một khu vực tự cường và ổn định. Ngoài ra, còn có 6 phiên họp đồng thời với các chủ đề liên quan đến an ninh hàng hải, phát triển công nghiệp quốc phòng, hợp tác quốc phòng…

Tham dự đối thoại lần này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch dự kiến sẽ có bài phát biểu tại Phiên toàn thể thứ 5, diễn ra ngày 2/6, với chủ đề “Ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực có cạnh tranh”. 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, tham gia Đối thoại Shangri-La cùng các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế đa phương khác mà Việt Nam đang và sẽ tiến hành là biểu hiện sinh động, trách nhiệm chủ động đóng góp, khởi động và tham gia định hình các cơ chế, diễn đàn khu vực; góp phần thực hiện quan điểm của Đảng: “Hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng là định hướng chiến lược, là kế sách bảo vệ Tổ quốc từ xa bằng biện pháp hòa bình”.

“Theo phương hướng đó, trong Đối thoại Shangri-La 2019, chúng ta sẽ trao đổi, tham vấn, đánh giá các thách thức an ninh, các vấn đề mà khu vực quan tâm, trong đó có “ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực có cạnh tranh”. Chúng ta cho rằng dù muốn hay không, thì cạnh tranh đã, đang và sẽ tồn tại; vấn đề là cách thức quản lý, xử lý, hợp tác của cộng đồng không để xảy ra căng thẳng, đối đầu, xung đột.

Từ quan điểm và thực tiễn của mình, Việt Nam đề xuất phương châm, giải pháp giải quyết tranh chấp dựa trên 3 nhân tố cơ bản: Không khí hòa bình, tinh thần đối tác và trách nhiệm cộng đồng. Việt Nam cam kết thực hiện và kêu gọi các quốc gia ủng hộ, cùng thực hiện vì hòa bình, ổn định của khu vực”- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.
 
Những năm qua, Việt Nam đã triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác đối ngoại, hợp tác quốc phòng (ĐN, HTQP) đa phương, đạt được những kết quả quan trọng, có nội dung mang tính đột phá. Nổi bật là “Chủ động đóng góp, khởi động và tham gia định hình” các cơ chế khu vực, tiêu biểu như ADMM+; tích cực tham gia Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn Hương Sơn-Bắc Kinh...

Tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả chất độc da cam, xử lý bom, mìn sót lại sau chiến tranh… có bước phát triển về chất. ĐN, HTQP đa phương góp phần xây dựng lòng tin với các đối tác, nâng cao vị thế đất nước, quân đội; thu hút nguồn lực xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quân đội; tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực tham gia giữ gìn hòa bình, ổn định của khu vực.

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, công tác ĐN, HTQP đa phương cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu tổng quát: Góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, quân đội; tham gia bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở đó, triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp chủ yếu, trong đó, trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước, Đề án Hội nhập quốc tế về quốc phòng..., Việt Nam đẩy mạnh chuẩn bị đăng cai, đảm nhiệm các hội nghị, diễn đàn, cơ chế quốc tế, khu vực về ĐN, HTQP đa phương; hoàn thành tốt nội dung, chương trình, bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động. Trọng tâm là xây dựng chủ đề các hội nghị quân sự, quốc phòng năm 2020 khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN; đánh giá hiệu quả, đề xuất sáng kiến cho ADMM+ trong 10 năm tới... 

Theo Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lào Cai mong muốn có sân bay, Cục Hàng không băn khoăn nguồn vốn

Vốn thực hiện dự án đang là “điểm nghẽn” khi UBND tỉnh Lào Cai đề xuất xây dựng sân bay Sa Pa. Trong khi Lào Cai muốn được vốn ngân sách hỗ trợ hơn 3.000 tỷ thì đại diện Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết việc bố trí khoản vốn trên là khó khăn trong bối cảnh ngân sách hạn chế.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com