Xem nhiều

Việt Nam vẫn thuộc 15 quốc gia sử dụng nhiều thuốc lá nhất thế giới

26/11/2022 16:57

Kinhte&Xahoi “Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam giảm chậm và còn cao. Việt Nam vẫn nằm trong số 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới”, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết.

“Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam giảm chậm và còn cao. Việt Nam vẫn nằm trong số 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới”, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết.

Ảnh minh họa.

Tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về “Thực trạng, thách thức và giải pháp tiêu dùng thuốc lá tại Việt Nam”, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho hay, tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá chung năm 2020 chỉ giảm 0,8% so với năm 2015.

Tỷ lệ nam giới hút thuốc là 42,3%, giảm 2% so với năm 2015 (45,3%) và tỷ lệ nữ giới hút thuốc là 1,7%, tăng so với năm 2015 (1,1%).

“Tỷ lệ nam giới trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử là 5,6%, nữ giới trưởng thành sử dụng thuốc lá điện tử là 1%. Nếu so sánh thô thì chỉ sau 5 năm, tỉ lệ hút thuốc lá điện tử ở Việt Nam đã tăng 36,5 lần đối với cả hai giới, và tăng lần lượt trong hai nhóm nam giới và nữ giới là 22,75 và 46 lần”, bà Trang nhấn mạnh.

Bbà Trang cũng chia sẻ, theo kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015, tỷ lệ người từng hút thuốc lá điện tử là 1,1% và có 0,2% người đang sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó tỉ lệ hút ở nam giới và nữ giới lần lượt là 0,4% và 0,1%.

Và theo nghiên cứu của Hội Y tế công cộng Việt Nam năm 2020, tỷ lệ thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng thuốc lá điện tử trong năm 2020 khá cao, với tỉ lệ chung là 7,3%, phần lớn người sử dụng thuốc lá điện tử nằm ở độ tuổi 18 - 24.

Theo nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT tại Hà Nội, 2020 do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35% (nữ là 4,8%, nam là 12,39%), ở học sinh lớp 10-12 là 12,6% .Tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá điện tử cũng tăng cao hơn so với hút thuốc lá điếu thông thường.

Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, hiện nay, thuốc lá mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) được đưa vào Việt Nam chủ yếu qua đường nhập lậu, xách tay… Các sản phẩm đang được quảng cáo khá phổ biến trên mạng xã hội được sử dụng phổ biến bởi giới trẻ như: Facebook, Instagram, Tiktok. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá mới trên internet, các trang mạng xã hội.

“Loại thuốc lá này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thanh, thiếu niên, có nguy cơ cao tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng còn làm tăng tỉ lệ sử dụng thuốc lá, nhất là trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ và trẻ em gái. Đặc biệt, các sản phẩm thuốc lá mới cũng có nguy cơ cao tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện…”, bà Trần Thị Trang nói.

Hiện đã có ít nhất 32 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng chính sách cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, có 7 quốc gia áp dụng quy định quản lý chặt chẽ như cấp phép dược phẩm nhưng chưa có bất kỳ sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn cấp phép lưu hành trên thị trường.

Tại Việt Nam, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá chưa có quy định điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Việt Nam mới có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu do Bộ Y tế ban hành. Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn của thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá chưa điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Bên cạnh đó, nước ta hiện chưa có thông tin về thành phần, các chất có trong thuốc lá mới, chưa đủ thông tin để xác định thành phần các chất cần kiểm soát trong quy chuẩn kỹ thuật. Việt Nam cũng chưa có cơ sở kiểm nghiệm đủ năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh, an toàn đối với thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử.

“Với quan điểm bảo vệ sức khỏe người dân trên các lợi ích kinh tế, dựa trên căn cứ khoa học, điều kiện thực tiễn của Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, vì đây đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe”, bà Trần Thị Trang nhấn mạnh.

 Tại Việt Nam, khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. WHO dự báo đến năm 2030, sẽ tăng lên tới 70.000 người tử vong/năm nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện. 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

 Ngọc Nga - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/viet-nam-van-thuoc-15-quoc-gia-su-dung-nhieu-thuoc-la-nhat-the-gioi-d187097.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com