Xem nhiều

Vĩnh Phúc: Dấu hiệu lừa đảo tại dự án khu nhà ở bị “đắp chiếu”

25/03/2021 10:05

Kinhte&Xahoi Dự án Khu nhà ở đô thị Việt Thành tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên được kỳ vọng là khu nhà ở đô thị mới được phát triển đầy đủ về hạ tầng kĩ thuật, đồng bộ hệ thống giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc trong quy hoạch chung đô thị tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên từ năm 2012 đến nay, dự án vẫn ở tình trạng “đắp chiếu”, khu đất trống, bỏ hoang... Trở thành dự án treo hơn 8 năm qua, gây lãng phí tài sản của Nhà nước, dẫn đến nhiều hệ lụy bức xúc trong xã hội.

Cổng vào dự án khu nhà ở đô thị Việt Thành vẫn chỉ là khu đất chưa được giải phóng mặt bằng, ảnh chụp tháng 3/2021 (Ảnh: PV Báo điện tử Xây dựng).

Dấu hiện bất thường, dự án trở thành công cụ, phương tiện lừa đảo?

Dự án được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 19/6/2012 và phê duyệt dự án tại Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 với quy mô diện tích 4,99ha, tiêu chuẩn thiết kế đô thị loại I. Cơ cấu sử dụng đất bao gồm: Đất công cộng, nhà trẻ, dịch vụ; đất giao thông, cây xanh, hạ tầng kĩ thuật và đất nhà ở.

Trong đó đất nhà ở chia lô, đất chung cư cao tầng và nhà ở liền kề (gồm 07 lô đất, 192 ô đất xây dựng thấp tầng từ 74m2/ô đến 162m2/ô). Trong Quyết định phê duyệt quy hoạch đã giao Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và thương mại Việt Thành (gọi tắt là Công ty tư vấn Việt Thành) làm chủ đầu tư quy hoạch.

Trước đó (từ tháng 6/2011), ông Lê Tất Thành - Giám đốc Công ty tư vấn Việt Thành đã tung thông tin việc Công ty này sẽ làm Chủ đầu tư thực hiện dự án nhằm mời chào, lôi kéo, kêu gọi, huy động vốn của nhiều người dân bằng các Hợp đồng góp vốn kinh doanh được ký, đóng dấu với pháp nhân Công ty tư vấn Việt Thành kèm lời hứa hẹn và điều khoản hấp dẫn được hưởng quyền sử dụng các lô đất, khu đất đẹp tại dự án. Việc pháp nhân Công ty tư vấn Việt Thành kí các hợp đồng huy động vốn khi không phải chủ đầu tư thực hiện dự án và trước thời điểm phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án là vi phạm nghiêm trọng Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Đến ngày 20/5/2013, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký ban hành Văn bản số 2505/UBND-CN1 công nhận Công ty Cổ phần bất động sản Việt Thành (gọi tắt là Công ty BĐS Việt Thành) được làm Chủ đầu tư dự án, dẫn đến các hợp đồng góp vốn trước đó của các nhà đầu tư với pháp nhân Công ty tư vấn Việt Thành không còn pháp lý và chỉ là một bản Hợp đồng vô giá trị.

Ông Lê Tất Thành lúc này lại là cổ đông chiếm 80% vốn điều lệ của Công ty BĐS Việt Thành đã không có bất cứ thông báo nào cho các nhà đầu tư về thông tin tiến độ triển khai và pháp nhân chủ đầu tư thực hiện dự án; không tổ chức ký lại các Hợp đồng góp vốn với pháp nhân chủ đầu tư chính thức mà có biểu hiện chuyển nhượng số cổ phần của mình cho ông Lê Hữu Thắng bằng việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Công ty. Sau đó ông Lê Hữu Thắng tiếp tục chuyển nhượng cổ phần cho ông Nguyễn Hải Hạnh và ông này trở thành pháp nhân đại diện Công ty BĐS Việt Thành ở thời điểm hiện tại. Trong thời gian ngắn, việc chuyện nhượng cổ phần qua lại giữa các cá nhân và thay đổi pháp nhân đại diện Công ty BĐS Việt Thành - Chủ đầu tư dự án có dấu hiệu bất thường nhằm mục đích gì chăng?

Tiến độ của dự án được UBND thành phố Vĩnh Yên chấp thuận đến hết năm 2018 phải xây dựng xong toàn bộ các công trình (Văn bản số 123/UBNDQLĐT ngày 28/02/2014) và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc gia hạn, giãn tiến độ hoàn thành đến hết tháng 12/2020 (Văn bản số 8788/UBND-CN3 ngày 01/11/2019). Theo báo cáo của Sở Xây dựng, đến thời điểm tháng 02/2021 chủ đầu tư vẫn chưa được giao đất để thực hiện dự án do vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư vẫn đang thực hiện kiểm kê, kiểm đếm đất đai, tài sản và xác định giá khoảng 2,3ha đất trình UBND thành phố phê duyệt giá bồi thường. Phần diện tích còn lại khoảng 2,6ha vướng mắc với các hộ gia đình tại địa phương. Dự án đến nay đã hết tiến độ thực hiện nhưng vẫn chưa được cấp có thẩm quyền gia hạn.

Dự án khu nhà ở đô thị vẫn chỉ là khu đất bị “đắp chiếu” hơn 8 năm qua. (Ảnh: PV Báo điện tử Xây dựng).

Hơn 08 năm qua, với tình hình dự án vẫn “giậm chân tại chỗ” các nhà đầu tư đã nhiều lần tìm kiếm, liên hệ làm việc trực tiếp với ông Lê Tất Thành, Lê Hữu Thắng và Nguyễn Hải Hạnh để yêu cầu làm rõ quyền lợi nhưng người có trách nhiệm pháp nhân ký Hợp đồng góp vốn lại cố tình trốn tránh, vòng vo, hứa hẹn suông, không chịu giải quyết dứt điểm sự việc. Người dân lo lắng và bức xúc vì số tiền lao động tích góp cả đời, thậm chí có người đi vay ngân hàng để đầu tư vào dự án theo lời chào mời, hứa hẹn của ông Thành đang đứng trước nguy cơ bị mất trắng.

Vị trí thực hiện dự án khu nhà ở đô thị vẫn chỉ là tường rào gạch đổ nát. (Ảnh: PV Báo điện tử Xây dựng).

Có đủ cơ sở khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Theo luật sư Đỗ Hữu Đĩnh thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho biết: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó. Việc Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và thương mại Việt Thành không phải là chủ đầu tư thực hiện dự án nhưng ông Lê Tất Thành lấy tư cách pháp nhân là Giám đốc Công ty để huy động hàng chục tỷ đồng từ các nhà đầu tư cá nhân. Đây là hành vi dùng thủ đoạn gian dối đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (Hợp đồng góp vốn kinh doanh), bằng hành động… để nhằm chiếm đoạt tài sản.

Luật sư Đĩnh cho rằng, trong thời gian ngắn, việc chuyển nhượng cổ phần, thay đổi pháp nhân đại diện của Công ty Cổ phần bất động sản Việt Thành có dấu hiệu lừa đảo, tẩu tán tài sản, nhằm chiếm đoạt số tiền của các nhà đầu tư đã góp vốn trước đó. Hành vi của ông Lê Tất Thành, Lê Hữu Thắng có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

 Hà Khánh - Theo Báo Xây dựng

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

570 chuyến lên rừng xuống biển

Một nhiệm kỳ Chính phủ 5 năm, nghĩa là gần 1800 ngày, nhưng lãnh đạo Chính phủ đã phải 570 chuyến công tác lên rừng xuống biển.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/vinh-phuc-dau-hieu-lua-dao-tai-du-an-khu-nha-o-bi-dap-chieu-d151668.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com