Xem nhiều

Vòng lặp cuộc sống công sở khiến nhiều người trẻ rơi vào luẩn quẩn

28/02/2022 16:02

Kinhte&Xahoi Những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 từ khi xuất hiện đã tác động và thay đổi rất lớn thói quen của cộng đồng. Với nhiều người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng, họ đang cảm thấy ngột ngạt, không còn động lực, cũng không còn muốn cố gắng khi cuộc sống chỉ quanh quẩn bên máy chấm công, bàn giấy và deadline…

Thời tiết thay đổi thất thường cùng với việc số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội tăng cao mỗi ngày là lý do khiến Nguyễn Thùy Trang (24 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai) không muốn tới văn phòng công ty làm việc. Dù vậy, vì đang là nhân viên hành chính, Trang vẫn phải có mặt mỗi ngày tại công ty để thực hiện công việc của mình.

Từ cuối năm ngoái, Thùy Trang đã tính đến chuyện nghỉ việc. Từng là nhân viên sale trong ngành du lịch, khi dịch bệnh làm ngành này bị ảnh hưởng nặng nề, cô gái 24 tuổi phải chuyển hướng và nộp hồ sơ xin việc với vai trò nhân viên hành chính cho một công ty về công nghệ từ giữa năm 2020 để có thu nhập trang trải cuộc sống. Sau hơn một năm làm việc tại đây, Thùy Trang cho biết mình thực sự không phù hợp với môi trường này.

Dù chán nản, luẩn quẩn và không có động lực với công việc văn phòng nhưng Thùy Trang vẫn không dám từ bỏ vì sợ chưa tìm được công việc tốt hơn

"Ngày trước, khi làm trong ngành du lịch, dù phải đến công ty thường xuyên nhưng mình vẫn có thể làm việc từ xa hoặc đi chơi nhiều ngày mà không ảnh hưởng tới công việc nên cảm thấy cuộc sống rất thoải mái, thú vị.

Còn hiện tại, mỗi ngày phải đi hơn 30km cả đi và về vào những giờ cao điểm, lại còn thêm tình hình dịch bệnh căng thẳng nên mình khá lo lắng và mệt mỏi. Mình cũng sợ đi nơi khác sẽ không có được mức lương ổn định như ở đây. Dù chán nản, không có động lực vui vẻ đi làm mỗi ngày nhưng tiếc lương, tiếc thời gian đã bỏ ra, mình vẫn phải làm và cứ mãi luẩn quẩn với công việc tẻ nhạt này", Thùy Trang chia sẻ.

Sinh ra trong một gia đình công chức, ngay từ khi còn bé, Trần Hải Minh (26 tuổi) đã được định hướng sẽ tiếp nối truyền thống gia đình sau khi tốt nghiệp đại học. Với hầu hết mọi người, kế toán là một công việc ổn định, có địa vị xã hội và là khao khát nhưng không dễ để “chen chân” vào. Vì vậy, những ngày đầu tiên về làm tại đây, Hải Minh cảm thấy khá tự hào về công việc của mình.

Tuy nhiên, “sự thật mất lòng”, sau 3 năm làm việc tại đây, chàng trai 26 tuổi vẫn cảm thấy mình không thuộc về nơi này. Những áp lực từ cấp trên, những mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác, những lời xu nịnh và nụ cười luôn phải nở trên môi mỗi ngày khiến một chàng trai cảm thấy không còn được là chính bản thân mình.

Được làm công việc "mơ ước" của nhiều người lại chính là lí do khiến Hải Minh trở nên mệt mỏi, không còn là chính bản thân mình

"Mình hiểu việc rời khỏi ghế nhà trường để bước vào cuộc đời đòi hỏi phải bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất hay bản thân phải thay đổi để thích nghi. Tuy nhiên, việc làm không đúng chuyên môn, không quen với những câu chuyện sáo rỗng hay mức lương vẫn dậm chân tại chỗ là điều khiến mình cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Ai cũng nói mình may mắn khi được làm công việc “mơ cũng chẳng được”, được gặp gỡ nhiều người “đặc biệt”, được thảnh thơi vào cuối tuấn nhưng họ đâu biết chính điều đó làm mình muốn từ bỏ ngay công việc của mình. Mình cảm thấy không cải thiện được bản thân và tệ hơn, mình đã tự đặt câu hỏi liệu mình đã lựa chọn đúng hay sai nhiều lần. Ngược lại, mình cũng không dám xin nghỉ vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của bố mẹ", Hải Minh chia sẻ.

Nhớ lại công việc kế toán từng làm trong 4 năm liền, Nguyễn Trần Thu Trang (27 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cảm thấy thở phào nhẹ nhõm vì đã đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời cô. Hiện đang làm công việc freelance được gần 1 năm, Thu Trang cho biết mình cảm thấy thoải mái, tự tin và hoạt bát hơn rất nhiều so với những năm trước đây.

Thu Trang cảm thấy không hối hận khi từ bỏ công việc văn phòng từng khiến mình vật vờ như những "zombie công sở"

"Công việc cũ của mình từng là thứ được cả gia đình tự hào. Làm kế toán cho một doanh nghiệp lớn khiến mình hồi đó cũng vô cùng hãnh diện. Mức lương cao, đãi ngộ tốt, ổn định nên người nhà không khỏi “sốc” và trách móc sau khi mình nói lý do dừng làm việc tại đó. Giờ đây, mình không còn đi làm một cách vật vờ như những “zombie công sở” nữa.

Sau khi nghỉ việc, mình loay hoay một thời gian trước khi bén duyên với công việc hiện tại. Những ngày cuối cùng làm việc tại đó và thời gian đầu sau khi nghỉ việc có lẽ là “kinh khủng” nhất của mình. Mình muốn tìm hiểu và học thêm nhiều thứ nhưng lại sợ không có duyên với nghề. Mình cứ thiếu quyết tâm, suốt ngày suy nghĩ bây giờ nên làm gì hay là đi lấy chồng? Thật may mắn lúc đó, mình gặp được một người giúp vượt qua những áp lực và giới thiệu cho công việc tuyệt vời hiện tại”, Thu Trang bày tỏ.

 Trung Đức - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dấu hiệu trẻ mắc MIS-C hậu COVID-19

MIS-C là Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan tới nhiễm SARS-CoV-2, thường xảy ra sau mắc COVID-19 khoảng 2 - 6 tuần với các biểu hiện như: sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, môi lưỡi đỏ...

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/vong-lap-cuoc-song-cong-so-khien-nhieu-nguoi-tre-roi-vao-luan-quan-190736.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com