Xem nhiều

Vụ cựu Bộ trưởng bị cáo buộc nhận hối lộ 3 triệu USD: Ông Nguyễn Bắc Son khai gì?

04/09/2019 15:12

Kinhte&Xahoi Ông Nguyễn Bắc Son bị cáo buộc vì động cơ cá nhân quyết liệt chỉ đạo MobiFone mua cổ phần AVG, tư lợi 3 triệu USD (tương đương hơn 66,4 tỷ đồng), gây thiệt hại ngân sách gần 6.500 tỷ đồng.

Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son bị Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) xác định là chủ mưu nhóm 13 người phạm tội Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Ông Son khai trong quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị AVG đã nhiều lần liên lạc hối thúc mong muốn bán được sớm cổ phần.

Ông Son mong muốn thực hiện dự án trước khi nghỉ hưu (tháng 4/2016) để tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ làm bộ trưởng. Mặt khác, ông Son nghĩ mua bán thành công thì cổ đông AVG sẽ "lợi ích vật chất". 

Việc ông Son chỉ đạo quyết liệt nhân viên dưới quyền làm trái quy định pháp luật để MobiFone mua bằng được cổ phần AVG đã khiến Nhà nước thiệt hại gần 6.500 tỷ đồng, theo kết quả điều tra.

Sau khi hoàn thành dự án Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, ông Phạm Nhật Vũ đã đến nhà riêng ông Son tại số 36C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đưa cho ông Son 3 triệu USD. Ông Son thừa nhận việc ông Vũ đưa tiền vì ông này đã chỉ đạo thực hiện xong dự án mua cổ phần của AVG

Vị cựu bộ trưởng còn thừa nhận vào dịp lễ, tết đã nhận tiền của ông Cao Duy Hải (cựu Tổng giám đốc Mobifone) số tiền 200 triệu đồng và 200.000 USD của ông Lê Nam Trà (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone).

Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn thừa nhận quá trình thực hiện dự án đã được ông Phạm Nhật Vũ nhiều lần gọi điện thúc giục tạo điều kiện thực hiện nhanh. Sau khi hoàn thành dự án, ông Vũ đã đến phòng làm việc riêng của ông Tuấn đưa số tiền 200.000 USD.

Ông Tuấn nhận thức được việc ông Vũ đưa tiền cho mình vì ông có tham gia dự án, ký quyết định 236. 

Từ kết quả điều tra, ông Nguyễn Bắc Son bị đánh giá là đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu thực hiện hành vi phạm tội. 

Cụ thể, ông Nguyễn Bắc Son lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vì động cơ mục đích cá nhân, quyết liệt chỉ đạo nhân viên dưới quyền làm trái quy định, ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến việc MobiFone  phải tổ chức thực hiện, ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với AVG, gây thiệt hại 6.475 tỷ đồng. 

Ngoài ra, ông Nguyễn Bắc Son là người có chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo ra Quyết định phê duyệt đầu tư dự án trái pháp luật, nhận 3 triệu USD (tương đương hơn 66,4 tỷ đồng) từ Phạm Nhật Vũ. 

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố ông Son, Tuấn, Trà, Hải về hai tội Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (điều 220, Bộ luật Hình sự 2015) và Nhận hối lộ (điều 354, Bộ luật Hình sự 2015).

9 bị can bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Phạm Đình Trọng, Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Phan Thị Hoa Mai (thành viên Hội đồng thành viên MobiFone), Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc phụ trách MobiFone), Nguyễn Bảo Long (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Võ Văn Mạnh (cựu giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (nhân viên AMAX).

Bị can Phạm Nhật Vũ bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ, theo điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.

Trong số 14 bị can, có 8 bị can bị tạm giam; 6 bị can được tại ngoại, trong đó có 1 bị can được bảo lĩnh (bị can Phạm Thị Phương Anh), 5 bị can bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Do thành khẩn khai báo, chủ động khắc phục hậu quả, bị can Phạm Nhật Vũ được đề nghị áp dụng "chính sách đặc biệt". 

Ông Son nộp số tiền hơn 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả, còn ông Tuấn xin nộp 2,12 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt bị “băm nát”: Xử lý kiểu “đầu voi, đuôi chuột”?

Thừa nhận vẫn chưa thể xử lý dứt điểm các sai phạm nghiêm trọng trong đầu tư, xây dựng, khai thác kinh doanh tại Khu du lịch quốc gia (KDL) hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt, Lâm Đồng), trong một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng còn cho biết, chưa có cá nhân, tổ chức nào bị xử lý trách nhiệm…

Hà Nội chấn chỉnh lạm thu đầu năm học

Chuẩn bị năm học mới 2019 - 2020, Hà Nội quyết tâm ngăn chặn hiện tượng lạm thu bằng việc tăng trách nhiệm, tăng chế tài để xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm.

“Tiền nhiều để làm gì?”

Câu nói này của một vị doanh nhân nổi tiếng đã bất ngờ “gây sốt” trong giới trẻ suốt thời gian qua khi ông buộc phải ra toà để giải quyết vụ ly hôn với khối tài sản tranh chấp lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com