Xử phạt hơn 42 tỷ đồng vi phạm ATTP

11/10/2018 09:15

Kinhte&Xahoi Từ đầu năm đến hết tháng 9, cả nước đã thanh, kiểm tra 401.653 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 77.105 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP); số vụ vi phạm đã xử lý là 24.603, trong đó phạt tiền 21.613 cơ sở với số tiền phạt hơn 42,4 tỷ đồng.

Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết, ngoài xử phạt hành chính, các cơ quan chức năng còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, đình chỉ lưu hành sản phẩm đối với 195 cơ sở, yêu cầu 485 cơ sở có nhãn phải khắc phục, 3.926 cơ sở buộc phải tiêu hủy sản phẩm, tiêu hủy 3.821 loại thực phẩm do không đảm bảo chất lượng ATTP.

Các ngành chức năng Hà Tĩnh kiểm tra một cơ sở sản xuất bánh trung thu. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Các nội dung vi phạm chủ yếu là vi phạm ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo chất lượng điều kiện vệ sinh cơ sở, không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định.
 
Theo Cục ATTP, tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm như sản xuất mà không công bố sản phẩm, đưa thêm các chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, quảng cáo quá mức… vẫn diễn ra thường xuyên.
 
Tình trạng bán hàng thực phẩm online, hàng xách tay, quảng cáo qua mạng xã hội, đặt hàng qua điện thoại… đang là hình thức khá phổ biến, gây rất nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa nếu họ cố tình sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, việc giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại với những thông tin không đúng về sản phẩm vẫn chưa có cơ chế để kiểm soát.

 

Theo chinhphu.vn/hoanhap.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ai được lợi từ vụ xây nhà hát ở Thủ Thiêm?

Báo cáo trước HĐND TPHCM, Phó chủ tịch thành phố Lê Thanh Liêm cho hay, dự án nhà hát với kinh phí dự kiến 1.508 tỷ đồng lấy từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (Quận 1). Vậy ai được lợi từ việc xây nhà hát và tại sao HĐND lại hối hả bấm nút nhanh như vậy?