Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

TP HCM kiến nghị giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp vượt khó trong mùa dịch

16/06/2021 08:34

Kinhte&Xahoi Hiệp Hội Du lịch TP HCM đề xuất giảm lãi suất vay đang áp dụng, không áp dụng chuyển nợ nhóm để doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sau dịch.

Ngày 15/6, Hiệp Hội Du lịch TP HCM đã có văn bản đề xuất, kiến nghị với các đơn vị, cơ quan Nhà nước vể việc mở rộng Thông tư số 03/2001/TT-NHNN ngày 2/4/2021 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do đại dịch COVID-19. Đáng chú ý có đề xuất giảm lãi suất vay đang áp dụng, không áp dụng chuyển nợ nhóm để doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sau các đợt dịch bệnh.

Ảnh minh họa.

Theo Hiệp hội Du lịch TP HCM, từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 hoành hành, du lịch và hàng không là ngành chịu thiệt hại nặng nề chưa từng có, mọi hoạt động gần như tê liệt, doanh nghiệp điêu đứng, hầu hết đều ngưng hoạt động, không có doanh thu... nhưng vẫn phải chịu áp lực lớn với hàng loạt các chi phí: trả lương cho lao động (mặc dù đã cắt giảm và cơ cấu lại nhân sự), trả lãi vay, nợ, hoàn tiền cho khách hàng với các chi phí đã đặt trước.

Trước tình hình khó khăn trên để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả, miễn, giảm lãi, phí, đã hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng trả nợ tốt hơn, trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, vận tải du lịch vẫn chưa thể thực hiện được vì chưa hồi phục lại hoạt động. Đến ngày 2/4/2021 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN.

Tuy nhiên, sau khi Thông tư ban hành, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 với diễn biến càng phức tạp và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với năm 2020. Hiện nay, dù cơ cấu thời hạn trả nợ thêm 12 tháng theo Thông tư 03/TT-NHNN quy định, thì doanh nghiệp du lịch vẫn vô cùng khó khăn trong thanh toán các khoản nợ. Bởi ngành du lịch lại tiếp tục lao đao và chưa thể hồi phục ngay, nhiều doanh nghiệp bị tê liệt hoàn toàn, một số doanh nghiệp đã phá sản, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ không thể trả được nợ, lãi vay... cho các ngân hàng đúng quy định. Trong khi đó, ngành du lịch cũng chưa xác định được thời gian đón khách quốc tế vào lúc nào khi dịch bệnh vẫn đang diễn, điều này khiến doanh nghiệp du lịch khó càng thêm khó.

Ảnh Sở Du lịch TP HCM.

Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP HCM cho biết, các doanh nghiệp ngành du lịch đang gặp khó bao gồm: doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu du lịch, nhà hàng và chuỗi cung ứng dịch vụ... kéo theo đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành nghề khác như: vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy.... Nhằm hỗ trợ giúp doanh nghiệp du lịch khôi phục trong mùa dịch cần có những cơ chế đặc thù, ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi, hỗ trợ trong các chính sách vay vốn.

Do đó, Hiệp hội Du lịch TP HCM đã có văn bản kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, UBND TP HCM và Sở Du lịch TP HCM nghiên cứu, sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay cho lĩnh vực du lịch như sau: giảm mức lãi suất vay đang áp dụng, không áp dụng chuyển nhóm nợ; gia hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) là 24 tháng, kể từ ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ....

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong mùa dịch bệnh, theo bà Nguyễn Thị Khánh, vừa qua Chính phủ đã có Nghị quyết giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp tuy nhiên do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể có lãi nên việc giảm thuế hầu như không có tác dụng. Vì vậy, đa số doanh nghiệp cũng đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 5% trong năm 2021. Đối với vốn, tín dụng, nhiều doanh nghiệp cũng đề xuất cho phép doanh nghiệp được vay lại tiền ký quỹ không lãi suất; xem xét tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ, giảm và gia hạn thời gian trả nợ vay; tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay... cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì dịch bệnh.

"Ngoài ra, Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh cũng sẽ tiếp tục kiến nghị hỗ trợ miễn giảm thuế cho doanh nghiệp lữ hành, các nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển kinh doanh dịch vụ lữ hành; hỗ trợ áp dụng mức giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch trong năm 2021…", bà Nguyễn Thị Khánh nói.

 Ngọc Hiếu - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/tp-hcm-kien-nghi-giam-lai-suat-cho-vay-de-doanh-nghiep-vuot-kho-trong-mua-dich-d158320.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com