Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Trung Quốc mở cửa sau Covid-19, ngành hàng nào của Việt Nam sẽ hưởng lợi

21/12/2022 09:15

Kinhte&Xahoi Trung Quốc dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong nước từ đầu T12/22 và dự kiến sẽ mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào Q2/23.

Theo báo cáo mới phát hành của Công ty chứng khoán VnDirect, công ty này nhận định đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc (TQ) đang dần mở cửa trở lại hoạt động hàng không quốc tế qua việc giảm thiểu các quy định cho khách quốc tế nhập cảnh, cụ thể, khách quốc tế nhập cảnh vào Trung Quốc hiện tại chỉ cần xét nghiệm 1 lần âm tính trong vòng 48h thay vì 2 lần như trước, đồng thời du khách chỉ cần cách ly tại nhà 5 ngày thay vì cách ly tập trung 7 ngày như trước đây.

Từ đầu tháng 12, Trung Quốc đã cho phép các hãng hàng không Việt Nam khai thác các đường bay thường lệ đến/đi với tần suất 15 chuyến/tuần thay vì 2 chuyến/tuần trong thời gian vừa qua. Ngay khi Trung Quốc có động thái mở cửa, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo, Vietjet đã nhanh chóng triển khai lại các đường bay đến Trung Quốc.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Thủy sản - Tuy bị hạn chế nhiều trong nửa đầu năm 2022 nhưng thị trường TQ vẫn là trụ cột cho ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam.Tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, trong đó, thị trường Trung Quốc & Hồng Kông dẫn đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam, chiếm gần 30%, đạt 638 triệu USD, tăng 58% svck.

Vì vậy chúng tôi cho rằng việc Trung Quốc mở cửa sẽ là một trong những động lực lớn nhất hỗ trợ cho việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các DN trong năm 2023 của ngành này.

Tuy nhiên DN nào có tỷ trọng doanh thu (DT) và thị phần lớn ở thị trường này sẽ là những DN được hưởng lợi nhiều hơn, trong đó đáng chú ý là:

  ANV (tỷ trọng DT thị trường TQ chiếm 14%),

  IDI (tỷ trọng DT sang TQ chiếm 40%),

  VHC (tỷ trọng DT sang TQ chiếm khoảng 10%),..

Xi Măng - Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của xi măng Việt Nam khi chiếm tới 54% tổng sản lượng năm 2021. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu xi măng tại quốc gia này phục hồi. Bên cạnh đó, việc kỳ vọng sản lượng xuất khẩu phục hồi cũng sẽ giúp các công ty xi măng Việt Nam cải thiện hiệu suất vận hành nhà máy qua đó giúp tăng biên lợi nhuận gộp trong thời gian tới (nhờ giảm chi phí khấu hao/từng sản phẩm).

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống của BCC, chiếm khoảng 15-20% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty.

Cao su -  Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất của Việt Nam, luôn chiếm khoảng 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su. Việt Nam cũng là một trong những đối tác cung cấp cao su lớn nhất với Trung Quốc với thị phần 10T22 là 16,7%, chỉ xếp sau Thái Lan là 33,6%. Việc Trung Quốc mở cửa cho hoạt động xuất khẩu không chỉ gỡ được nút thắt về sản lượng đầu ra của cao su mà còn tạo đà tăng cho giá cao su tới từ nhu cầu cao su khá cao cho sản xuất lốp xe của quốc gia này.

Các DN dẫn đầu ngành có sản lượng xuất khẩu cao su lớn sang Trung Quốc như PHR, DPR sẽ được hưởng lợi.

Ảnh minh họa - Xuất khẩu cao su. Ảnh thuongtruong.com.vn

Thép - Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép xây dựng tại quốc gia này phục hồi. Giá bán thép cũng sẽ được kỳ vọng tăng trở lại. Nhu cầu sản xuất công nghiệp tăng tại Trung Quốc cũng sẽ giúp chuỗi cung ứng toàn cầu được khôi phục. Từ đó giúp các công ty xuất khẩu tôn mạ được hưởng lợi gián tiếp.

Những công ty mạ hàng đầu như HSG, NKG sẽ có cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu trong bối cảnh sản xuất công nghiệp toàn cầu phục hồi. Nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh, HPG có khả năng xuất khẩu thép sang Trung Quốc. Trong giai đoạn 2020-21, công ty đã bán lần lượt 1,7-1,2 triệu tấn phôi thép sang Trung Quốc.

Ảnh minh họa.

Dệt may - Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sợi chính của Việt Nam (chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu sợi của Việt Nam). Vì vậy, việc Trung Quốc mở cửa sẽ là yếu tố kích thích nhu cầu của ngành dệt may tại Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi cũng kì vọng rằng với việc lạm phát Mỹ (chiếm 39% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam) được dự báo giảm về mức khoảng 2-4% trong năm 2023 cũng sẽ là yếu tố phục hồi cho ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là mảng sợi.

Các doanh nghiệp sợi sẽ được hưởng lợi, trong đó ADS là hưởng lợi nhiều nhất do Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của ADS, chiếm 80% doanh thu xuất khẩu trong 2021.

Bán lẻ - Bán lẻ đồ điện tử tiêu dùng (ICT) hưởng lợi rõ nhất là mảng sản phẩm Apple, khi Trung Quốc mở cửa thì đảm bảo được sản lượng cung ứng sản phẩm này. Điều này sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ ICT giảm bớt đi ảnh hưởng từ sự sụt giảm chung của tiêu dùng trong khi nhu cầu các sản phẩm Apple vẫn còn duy trì tốt hơn so với các sản phẩm ICT khác. Các công ty ICT kỳ vọng có kết quả đỡ tiêu cực hơn so với giai đoạn tháng 10-11 khi không có nguồn cung sản phẩm Apple.

Các cổ phiếu có doanh thu chịu tác động lớn nhất từ Apple có thể kể đến DGW (khoảng 25-30% doanh thu), FRT (khoảng 20% doanh thu), MWG (khoảng 11% doanh thu điện máy và điện thoại).

Ảnh minh họa.

Trong khi đó -  Giá trị xuất khẩu. gạo của Việt Nam sang Trung Quốc hiện chiếm khoảng 12% tổng giá trị xuất khẩu gạo, đứng thứ 2 xếp sau Philipines. Vì vậy, với việc Trung Quốc mở cửa cũng đồng nghĩa là nhu cầu về gạo sẽ tăng lên. Từ đó sẽ có những tác động tích cực đến sản lượng xuất khẩu gạo qua Trung Quốc.

Hiện tại, các doanh nghiệp niêm yết có tỷ trọng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong cơ cấu doanh thu bao gồm LTG và TAR. Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu của doanh thu của mảng này rất thấp (chỉ khoảng 5-10%). Hơn nữa, biên lợi nhuận gộp của mảng này cũng rất thấp, chỉ khoảng 5-7%. Do đó, tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa đến các DN này là hạn chế.

Phân bón - Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu phân bón lớn thứ 2 thế giới (chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu). Do đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ cung cấp một lượng cung lớn ra thị trường. Từ đó sẽ làm giá phân bón tiếp tục xu hướng giảm giá. Hơn nữa, xu hướng giảm này sẽ gia tăng do Nga (nước xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu) sẽ mở kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2023.

Các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ chịu tác động tiêu cực từ việc giá bán giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.

Nhã Vân - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/trung-quoc-mo-cua-sau-covid-19-nganh-hang-nao-cua-viet-nam-se-huong-loi-d188119.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com